5 MẪU SPORTBIKE HOT NHẤT 2014!

BMW S1000RR, Suzuki GSX-R750 hay Kawasaki ZX-6R là những mẫu sportbike tốt nhất năm 2014.
Sportbike là những mẫu xe ẩn chứa sức mạnh của xe đua, có thể coi là hình ảnh của xe đua gắn thêm đèn, còi, xi-nhan hay những bộ phận cần thiết để lưu thông trên đường công cộng. Những superbike 1.000 phân khối hay sportbike cỡ 600 phân khối đều có cách thể hiện sức mạnh của riêng mình.

Dưới đây là top 5 mẫu sportbike tốt nhất 2014 theo lựa chọn của rideapart, ở nhiều dung tích động cơ từ 600-1.000 phân khối, với giới hạn mức giá 12.000-15.000 USD tại Mỹ, mức giá nhìn chung khách hàng số đông có thể mua, không đắt "khủng khiếp" như Ducati 1199 Panigale R tới 62.000 USD. 

Aprilia RSV4 R APRC ABS

[​IMG]
Giá bán: 15.500 USD.​

Mẫu supersport danh tiếng của Aprilia sử dụng động cơ 999,6 phân khối V4 cho công suất 184 mã lực tại vòng tua máy 12.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 117 Nm tại 10.000 vòng/phút.

APRC là Aprilia Performance Ride Control, tên gọi tổng hợp của loạt công nghệ kiểm soát vận hành xe như kiểm soát độ bám Traction Control, kiểm soát mất bám đột ngột Wheelie Control, kiểm soát đề-pa Lauch Control, Ride-by-Wire..., xe có ba chế độ lái là T (track), S (sport) và R (road).

BMW S1000RR

[​IMG]
Giá bán: 15.150 USD​

S1000RR luôn là niềm tự hào của BMW Motorrad bởi từ khi ra đời trở thành cái tên đánh bại những đỉnh cao tốc độ như Hayabusa hay Kawasaki ZX-14R. Xe sử dụng động cơ 999 phân khối I4 làm mát bằng dung dịch, công suất 193 mã lực tại vòng tua máy 13.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 112 Nm tại 9.750 vòng/phút. Hộp số 6 cấp hỗ trợ sang số sanh Quick Shifter.

Tất nhiên công nghệ của người Đức cũng không hề thua kém người Italy với những ABS, kiểm soát bám đường, đặc biệt 4 chế độ lái Rain, Sport, Race và Slick, trong đó chế đọ Slick chỉ được kích hoạt khi chạy ở đường đua với gói nâng cấp hỗ trợ và mật mã riêng.

Triumph Daytona 675R ABS

[​IMG]
Giá bán: 13.500 USD​

Sau Italy, Đức là một đại diện nữa đến từ châu Âu, Triumph Daytona 675 R ABS, một trong những chiếc sportbike lợi hại nhất phân khúc 600 phân khối. Triumph mới kinh nghiệm của một trong những hãng xe xuất hiện đầu tiên tại châu Âu không chỉ nổi tiếng với những chiếc standard cổ điển.

Chiếc sportbike Anh quốc sử dụng động cơ 675 phân khối 3 xi-lanh công suất 128 mã lực tại vòng tua máy 12.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 74 Nm tại 11.900 vòng/phút. 

Kawasaki ZX-6R ABS

[​IMG]
Giá bán: 13.000 USD​

Mẫu xe thứ 4 nằm trong phân khúc sportbike 600 phân khối, và là chiếc đầu tiên đến từ Nhật. Kawasaki ZX-6R ra đời năm 1995, chuẩn bị tròn 20 tuổi. 

Phiên bản 2014 sử dụng động cơ 636 phân khối 4 xi-lanh thẳng hàng làm mát bằng chất lỏng, có các chế độ tùy chọn công suất động cơ. Có lợi thế về mức giá so với các đối thủ đến từ châu Âu, ZX-6R cũng trang bị những công nghệ hiện đại như ABS, kiểm soát độ bám đường, phuộc Big-Piston đa chức năng...

Suzuki GSX-R750

[​IMG]
Giá bán: 12.300 USD.​

Đại diện cuối cùng trong top đến từ Nhật, chiếc Suzuki GSX-R750, một trong những dòng sportbike truyền thống nhất trên thị trường. Khi ra đời, GSX-R là serie phá vỡ quy tắc về chiếc xe toàn cầu UJM (Universal Japanese Motorcycles) với hình mẫu CB750 của Honda.

Phiên bản 2014 của Suzuki GSX-R750 sử dụng động cơ 4 xi-lanh dung tích 750 phân khối, làm mát bằng dung dịch, công suất 123 mã lực tại vòng tua 12.610 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 72,4 Nm tại 11.200 vòng/phút.

Theo vnexpress

LỰA CHỌN DẦU NHỚT THÍCH HỢP ĐỂ TIẾT KIỆM XĂNG!

Lựa chọn loại dầu nhớt phù hợp sẽ tiếp sức và kéo dài tuổi thọ cho động cơ xe. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn tiết kiệm khá nhiều nhiên liệu cho chiếc xe máy thân yêu.

Chọn dầu nhớt để tiết kiệm xăng

Độ nhớt của dầu là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Dầu có độ nhớt cao thường được dung cho những xe cũ, có thời gian sử dụng đã lâu bởi nó sẽ giúp cho quá trình vận hành của xe được êm hơn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc động cơ sẽ tốn nhiều xăng hơn để vận hành. 

Bên cạnh đó, độ nhớt cao khiến độ linh động của các phần tử dầu kém, bơm tốn nhiều thời gian để đẩy dầu tới các cơ phận cần bôi trơn. Hiện tượng này có thể gây hư hại cho động cơ đặc biệt trong mùa lạnh lúc khởi động xe. 

Ngược lại, sử dụng dầu có độ nhớt thấp sẽ tiêu tốn ít nhiên liệu hơn. Tuy nhiên với đặc tính loãng cao, nếu sử dụng dầu có độ nhớt thấp sẽ rất khó duy trì màng dầu giữa các bề mặt kim loại do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ động cơ và dễ xảy ra hiện tượng tắt máy giữa chừng. 

Tiêu chuẩn phân biệt các cấp độ nhớt

Để phân biệt các cấp độ nhớt, người sử dụng có thể căn cứ vào tiêu chuẩn của hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ (SAE). Thông thường dầu nhớt đa cấp trên thị trường hiện nay được biểu thị và nhận dạng bằng hai cấp độ nhớt sau chữ SAE: ví dụ: SAE 0W40; SAE 5W40; SAE 10W40; SAE 20W50… 

Số đầu tiên trước chữ W (ví dụ 0W trong 0W40) thể hiện độ nhớt yêu cầu của dầu ở nhiệt độ thấp, biểu trưng cho khả năng luân chuyển của dầu trong điều kiện thời tiết lạnh. Con số càng nhỏ, dầu chịu được nhiệt độ càng thấp, đảm bảo cho xe có thể khởi động trơn tru ngay khi ở nhiệt độ lạnh nhất vào buổi sáng.

Số sau chữ W (ví dụ 40 trong 0W40) thể hiện độ nhớt yêu cầu của dầu ở nhiệt độ cao (ở 100 độ C và 150 độ C) thể hiện khả năng bôi trơn và bảo vệ máy của dầu khi động cơ vận hành ổn định. Con số càng lớn, dầu có độ nhớt càng cao.

Để lựa chọn loại dầu nhớt phù hợp và tiết kiệm xăng, đối với các xe máy số thông thường, phổ biến là cấp độ nhớt SAE 10W40, 20W40, 15W40 hoặc 20W50. Đối với xe tay ga 4 thì cấp độ nhớt SAE 10W30; 5W40; 10W40; 15W40. 

Một lưu ý khác là đối với xe cũ bạn đọc nên chọn loại dầu có cấp độ nhớt 40 hoặc tối đa là cấp 50, đối với xe mới nên chọn loại dầu đa cấp độ nhớt 30 hoặc 40.

Bên cạnh đó chủ nhân của chiếc xe cũng cần tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng của từng hãng sản xuất xe, trong đó có ghi rõ thông số của dầu nhớt cho chiếc xe của người sử dụng. 

Một số lưu ý khi thay dầu nhớt

Khi thay dầu người dùng nên sử dụng khí (gió) để thổi sạch nhớt cũ, cần đảm bảo khí phải thật khô để tránh hiện tượng nhớt nhiễm nước từ khí và làm hỏng toàn bộ phần nhớt mới thay vào.

Đối với động cơ cũ hay hao dầu nhớt, vì vậy cần kiểm tra mực dầu thường xuyên và có thể đổ thêm dầu vào máy nếu dầu nằm dưới vạch quy định và chưa đến định kỳ thay. Đã đến định kỳ thay dầu, dù dầu trong máy còn đủ cũng phải xả bỏ hết không nên tiếc và bạn nên bảo dưỡng hệ thống bôi trơn thường xuyên theo định kỳ.

Người dùng có thể thay dầu sau khi sử dụng khoảng 2.000-4.000 km. Cách tốt nhất bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất xe để quyết định thời gian thay dầu. Ngoài ra, thời gian thay dầu còn phụ thuộc vào loại dầu nhớt, loại xe, tình trạng xe và chế độ sử dụng.

BÍ KÍP ĐỂ XE TAY GA LUÔN BỀN, ĐẸP!

Với quan điểm xe ga thường xuống mã nhanh hơn xe số, nhiều người cho rằng thật khó để giữ mới cho loại xe này. Tuy nhiên, với vài mẹo nhỏ dưới đây, chị em có thể yên tâm sử dụng vì xe nhìn vẫn luôn mới và chạy tốt.

    1. Đừng chần chừ với việc dán keo xe:

    Nhiều eva lo ngại việc dán keo xe, đến lúc bóc ra sẽ làm bong tróc cả mảng sơn của xe. Thực tế không phải như vậy. Những cửa hàng lớn sẽ có loại keo dán phù hợp, đảm bảo không làm hỏng sơn xe của bạn.
     
    Bí kíp để eva giữ xe tay ga luôn bền, đẹp 1

    Vì thế, ngay khi vừa mua xe máy,điều đầu tiên chị em nên làm là đi dán keo xe. Mẹo vặt ở đây là bạn nên chọn những cửa hàng dán keo uy tín (trên đường Trần Quang Khải hay phố Huế - nếu bạn ở Hà Nội), giá cả có thể hơi cao một chút nhưng bạn đã có thể bỏ ra vài chục triệu để mua xe thì không lý do gì bạn lại tiếc vài trăm nghìn để dán keo đúng không nào?

    Ưu điểm của dán keo xe là sẽ bảo vệ cho lớp sơn zin của xe bạn khỏi những vết trầy. Sau 1,2 năm đi,khi lớp keo đã mờ và trầy nhiều, bạn có thể thay thế bằng một lớp keo mới. Bảo đảm xe của bạn sẽ y như mới mua luôn đấy.

    2. Rửa xe sạch tinh tươm thường xuyên:

    Tùy vào điều kiện thời tiết cũng như hoàn cảnh sử dụng mà bạn có thể rửa xe 1-2 lần/ tuần hay 2 tuần/ lần. Việc rửa xe không chỉ giúp cho bạn đồng hành của chúng ta trông sạch sẽ, sáng sủa hơn, mà còn giúp hạn chế được những tác nhân ăn mòn kim loại, gây rỉ sét cho xe như sình, bùn, cát, đất bám vào.
     
    Bí kíp để eva giữ xe tay ga luôn bền, đẹp 2

    Một điều thật tế nhị khác, nếu chị em mặc trang phục đẹp, xức nước hoa thơm phức, nhưng ra đường với một chiếc xe bẩn thì thật kỳ cục phải không nào?

    3. Chú trọng khâu bảo hành, bảo trì:

    Thông thường, khi mua xe máy, các hãng đều có chế độ bảo hành, bảo trì định kỳ vài tháng 1 lần, kéo dài trong 2 năm. Chị em nên thường xuyên đi bảo hành bảo trì xe đúng hẹn nhé. Việc này nên duy trì ngay cả khi xe bạn hết bảo trì miễn phí.

    Ưu điểm của việc này là sẽ giúp bạn phát hiện ra một cách sớm nhất những lỗi máy móc trong quá trình sửdụng sẽ hạn chế tối đa việc chết máy, tuột sên,… Bên cạnh đó, bạn cũng nênthay nhớt (định kỳ 2000km), kiểm tra và thay dầu phanh (nếu là xe tay ga) đểmáy móc được trơn tru nhé.

    4. Hãy chạy xe đúng cách:

    Để xe bền, máy móc lâu xuống, chị em cần nhớ vài bài học nằm lòng sau:

    Sáng ra, trước khi đềmáy, bạn phải bật máy lên trước khoảng 30s. Không nên tăng hay giảm ga đột ngột,bóp thắng thì phải nhả ga. Chị em cũng không nên lạm dụng phanh trước, vì dễ ngã đột ngột.

    Tốc độ chuẩn nhất, vừa tiết kiệm xăng vừa tốt cho máy là 40km/h. Vì thế khi đi trên những đoạn đường trống, bạn nên giữ tốc độ này để an toàn và tốt cho máy xe nhé.

    Một mẹo nhỏ khác là hãy chờ đèn FI tắt (đèn này thường có màu xanh/ vàng) hãy bắt đầu khởi động xe, để xe nạp đủ nhiên liệu lên hệ thống.

    Nếu vào mùa mưa, hãy hạn chế tối đa việc cho xe ga lội nước. Tình huống bất đắc dĩ, sau khi cho xe lội nước xong, chị em nên đi kiểm tra, bảo dưỡng ngay.

    Ngoài những bí kíp trên, việc vệ sinh phao xăng và lựa chọn loại dầu phù hợp với từng dòng xe ga cũng là điều mà phái đẹp cần chú ý khi sử dụng dòng xe này.

    GIÚP TIẾT KIỆM XĂNG CHO XE MÁY !?

    Đôi khi những thói quen lại đi ngược với mong muốn tiết kiệm xăng của bạn. Dưới đây là 7 thói quen không tốt khiến xe máy hao xăng

     

    Đi xe kiểu nào thì tiết kiệm xăng nhất

     

    Tăng tốc quá nhanh, đi ga không đều, để bánh non hơi... là những kiểu đi khiến chiếc xe máy của bạn “ăn” xăng hơn so với mức bình thường.
    Những lo ngại về giá nhiên liệu tăng cao khiến người điều khiển xe máy cố gắng tìm cách tiết kiệm. Tuy nhiên, đôi khi những thói quen lại đi ngược với mong muốn đó.
    Nếu muốn tiết kiệm xăng thì dưới đây là 7 thói quen không tốt khiến xe máy hao xăng hơn mà bạn nên tham khảo để tránh:
    1. Tăng tốc quá nhanh sau khi chờ đèn đỏ
    Đèn xanh bật lên, rất nhiều người đi xe máy vì tâm lý sốt ruột khi đã phải chờ quá lâu vặn ga hết cỡ theo thói quen để xe vọt đi. Tuy nhiên, họ không nhớ ra, càng vít ga bao nhiêu, xe càng tốn xăng bấy nhiêu.

    Càng vít tay ga bất ngờ, càng tốn xăng. Ảnh minh họa
    2. Phi nhanh tới đèn đỏ
    Nếu muốn tiết kiệm, nên vặn ga từ từ cho đến khi đạt được tốc độ cần thiết. Một cú thốc ga sau dừng đèn đỏ tiêu thụ xăng gấp 4 lần so với bình thường. Tăng ga từ tốn phối hợp gài số nhịp nhàng. Việc này không những giúp tiết kiệm xăng mà còn bảo vệ động cơ và hộp số.

    Nếu nhìn thấy đèn đỏ phía trước hay biển báo dừng, việc đầu tiên bạn nên làm là giảm ga càng sớm càng tốt. Để xe từ từ lăn bánh đến đèn đỏ sẽ tiết kiệm hơn nhiều việc vặn ga sau đó lại phải dùng phanh.
    Rất nhiều người biết nguyên lý này, nhưng ít ai thực hiện một cách thường xuyên.
    3. Đi nhanh, phanh gấp
    Khi tăng ga, máy phải khắc phục sức ì của xe để tăng tốc, máy cần phát ra công suất lớn hơn nên cần nhiều xăng. Khi giảm tốc đột ngột, động năng của xe (do xăng tạo ra) chuyển thành nhiệt năng trên các bố thắng và tản vào không khí cũng làm hao xăng.
    Đi nhanh, không đều ga, phanh gấp đều dẫn đến hao xăng
    Tốt nhất là nên giữ đều tay ga, tránh tăng và giảm ga đột ngột để tránh hao xăng không đáng có. Duy trì tốc độ xe ổn định trong khoảng từ 40-60 km/h. Với hầu hết các dòng xe máy hiện có tại Việt Nam, đây là dải tốc độ mà động cơ tiêu thụ nhiên liệu ít nhất.
    4. Để nổ máy khi dừng
    Có thể bạn cho rằng khởi động lại sẽ tốn xăng hơn nhiều so với việc để động cơ chạy khi dừng. Thực tế có thể đúng nhưng không phải bao giờ cũng vậy. Với hệ thống phun xăng điện tử mới được trang bị trên nhiều mẫu xe máy, mỗi lần khởi động hết rất ít xăng, trong trường hợp động cơ đã được làm nóng.
    Mỗi phút để xe nổ không tải sẽ tiêu tốn lượng xăng mà đáng lẽ bạn đi được gần 1 cây số nữa
    Trong khi đó, mỗi phút để xe nổ không tải sẽ tiêu tốn lượng xăng mà đáng lẽ bạn đi được gần 1 cây số nữa.
    Những dẫn chứng trên không có nghĩa phải luôn tắt động cơ khi dừng xe. Nếu thời gian ngắn thì nên để xe nổ.
    5. Chỉnh ga-lăng-ti quá lớn
    Ở các xe còn mới, số vòng quay chạy ga-lăng-ti (chạy ở chế độ không tải) của máy có thể duy trì ở số vòng quay gần tương ứng với số vòng quay mà nhà chế tạo quy định. Máy chạy ở số vòng quay này phát ra tiếng kêu rất nhẹ, nghĩa là máy chỉ chạy ở số vòng quay không cao.
    Đối với xe cũ, máy đã mòn, các cơ cấu đã xộc xệch nên lực cản chuyển động tăng lên. Muốn máy hoạt động ở chế độ chạy ga-lăng-ti, phải tăng xăng cho xe để khắc phục sức cản đã tăng thêm. Do đó, ở các động cơ đã cũ, động cơ chạy ga-lăng-ti sẽ hao xăng hơn so với khi động cơ còn mới.
    Để bớt hao xăng, nên chỉnh ga-lăng-ti vừa phải (chỉ cần chỉnh cho xe dễ đạp nổ hoặc dễ đề nổ). Các xe máy để ga-lăng-ti nhỏ, gặp trường hợp phải tạm dừng xe ở ngã tư khi gặp đèn đỏ thì chỉ cần trả số, giữ ga để xe không chết máy là được.
    6.Thường xuyên đi lốp non
    Thực nghiệm cho thấy khi độ căng quy định của bánh xe giảm 20% có thể làm tiêu hao xăng tăng thêm 10%. Muốn xe không hao xăng phải bơm căng bánh xe theo áp suất quy định của nhà chế tạo xe.

    Muốn xe không hao xăng phải bơm căng bánh xe theo áp suất quy định của nhà chế tạo xe
    Các xe máy đều có ghi chú áp suất lốp trước, lốp sau tiêu chuẩn in trong sổ bảo dưỡng xe hoặc in trên chắn xích gần khu vực bánh xe sau. Áp suất lốp đủ làm xe chạy nhẹ hạn chế xe hao xăng. Thông thường đối với xe 100-110cc, áp suất lốp bơm đúng cho bánh sau là: 3Kg/cm2, bánh trước là: 2.3Kg/cm2.
    7. Không chịu về số
    Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ khi đi nhanh, hay chậm lại, khi leo dốc hay gặp chướng ngại vật thường ngại về số. Đó là một thói quen gây hao xăng.
    Lực ma sát của các lá côn truyền tải trong bộ nồi gần như không thay đổi. Do đó, khi xe chạy các tình huống chịu tải trọng lớn nhỏ khác nhau, người điều khiển xe cần trả số cho phù hợp với vận tốc xe cũng là phù hợp với sức tải của nồi li hợp.
    Khi xe gặp dốc hoặc đi vào đường xấu cần trả về số thấp số 1 hoặc hai bậc. Khi dừng xe ở ngã tư, cần giảm ga và trả về số thấp hơn số vừa sử dụng. Khi xe khởi động lăn bánh, nên cài số ở số 1.

    KINH DOANH .. NHỮNG CHUYỆN CƯỜI Ý NGHĨA


    1. Một nàng, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.

    --> Bài học rút ra : Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!


    2. Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.

    --> Bài học rút ra : Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

    3. Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?” Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”

    --> Bài học rút ra : Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

    4. Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.

    --> Bài học rút ra : Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

    5. Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!

    --> Bài học rút ra: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong "lợi thế"!

    ST

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DẦU NHỚT DÀNH CHO Ô TÔ

    Không phải người sử dụng xe nào cũng biết, phần lớn hao mòn động cơ xảy ra khi họ khởi động xe, chứ không phải trong những chuyến đi dài. Vì sao lại có vấn đề này, và loại dầu nhớt nào có thể bảo vệ hiệu quả chiếc xe của họ?
    Những gì làm nên dầu nhớt
    Dùng để bôi trơn cho các động cơ đốt trong, dầu nhớt được tạo thành bởi dầu gốc và các chất phụ gia. Trong đó, dầu gốc chiếm 75%- 80% trọng lượng, còn các chất phụ gia tuy chỉ chiếm thành phần nhỏ, nhưng quyết định sự khác nhau về chất lượng dầu nhớt.
    Dầu gốc là dầu thu được sau quá trình chế biến, xử lý tổng hợp bằng các quá trình xử lý vật lý và hóa học. Dựa vào thành phần của dầu gốc, chúng ta có thể chia dầu nhớt thành 3 loại:
    • Dầu khoáng: có thành phần chủ yếu là dầu gốc khoáng.
    • Dầu tổng hợp: là loại dầu cao cấp nhất do thành phần tinh khiết và tính năng ưu việt, cụ thể là tính ổn định độ nhớt cao hơn, giúp bảo vệ động cơ tốt hơn.
    • Dầu bán tổng hợp: là sự kết hợp giữa dầu khoáng và dầu tổng hợp.


    Các thành phần cơ bản của dầu nhớt.
    Thành phần của phụ gia (chiếm khoảng 20%-25%) bao gồm:
    • Polymer: chỉ có trong các loại nhớt đa cấp, giúp dầu nhớt hoạt động được trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
    • Phụ gia tẩy rửa và phân tán: giúp làm sạch máy.
    • Phụ gia chống mài mòn: giúp bảo vệ động cơ, giảm ma sát chống mài mòn cơ học.
    • Phụ gia chống ăn mòn: giúp chống lại quá trình ăn mòn hóa học và bảo vệ động cơ.
    • Phụ gia chống oxy hóa và chống tạo bọt: chống lại quá trình oxy hóa bên trong động cơ, giúp tính năng của dầu nhớt ít bị biến đổi bởi sự oxy hóa (đóng cặn, bị đặc...)

    Có chức năng bôi trơn, làm mát và làm sạch, dầu nhớt ngăn cản các bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau và bảo vệ động cơ khỏi những chất cặn có trong quá trình hoạt động
    Dầu nhớt có luôn hoạt động một cách hiệu quả?
    Dầu nhớt chỉ có thể bảo vệ động cơ một cách hữu hiệu nếu đáp ứng tốt 2 tiêu chí: nhớt đã được phân bố trong khắp các bề mặt ma sát; và nhiệt độ của động cơ đạt trên 70 độ C. Thông thường trong quá trình vận hành, lượng dầu nhớt cần thiết sẽ được bơm đều đặn vào động cơ, và nhiệt độ của động cơ cũng vượt nhiệt độ tối thiểu yêu cầu. Nhưng điều này không đúng trong một trường hợp: khoảng thời gian khởi động và làm nóng máy.
    Lúc máy dừng hoạt động, dầu nhớt sẽ chảy khỏi các bộ phận quan trọng của động cơ và lắng đọng tại caste. Khi chúng ta khởi động xe, lượng nhớt này sẽ không kịp có mặt và bảo vệ phần lớn các bộ phận của động cơ (nhất là các bộ phận xa nhất của động cơ như vấu cam), và phải mất đến 20 phút để lượng nhớt ở caste được bơm và phân bố trong các bề mặt gặp ma sát. Đây cũng là thời gian mà dầu nhớt chưa đạt đến nhiệt độ tối ưu để các thành phần phụ gia chống mài mòn trong nhớt phát huy tác dụng.
    Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, 20 phút ngắn ngủi này chịu trách nhiệm đến 75% sự mài mòn mà động cơ phải hứng chịu. Vì thế, giai đoạn khởi động là lúc máy móc dễ bị mài mòn và cần được bảo vệ nhiều nhất.

    GIẢI PHÁP TUYỆT VỜI!
    Dầu động cơ QOIL GT là loại dầu động cơ cao cấp, dùng để bôi trơn cho động cơ xăng và diesel có yêu cầu bôi trơn cấp chất lượng API SF/CD   -  API CG-4/SJ
    Đặc tính:
    Giúp quá trình bôi trơn hoàn hảo, liên tục.
    Có tính năng tẩy rửa tuyệt hảo, giữ cho động cơ luôn sạch sẽ.
    Chống rỉ sét, ăn mòn , mài mòn, kéo dài tuổi thọ động cơ.
    Độ bền nhiệt, nâng cao công suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu.
    Ứng dụng:
    • Dùng bôi trơn cho các lọai động cơ xăng và diesel , đặc biệt là các loại xe du lịch đời mới , xe taxi ...
    Các loại xe tải có tải trọng nặng.
    Các loại ghe tàu có công suất động cơ cao, hoạt động khắc nghiệt.

    XE CỦA BẠN Cần Xăng A95 Hay A92 ?


    Bạn đã bao giờ tự hỏi xe của mình chạy xăng A95 hay A92 là tốt nhất? Điểm khác biệt của chúng ở đâu? Câu trả lời sẽ có ở bài viết này.

    Trên thị trường hiện nay có hai loại là xăng A92 và A95 hay Mogas (Motor Gasoline) 92, 95 cũng là nó. Các con số 92 và 95 là chỉ số Octan RON, biểu thị khả năng chống kích nổ của xăng. Xăng có chỉ số Octan càng cao thì tính chống kích nổ càng cao. Để cho dễ hiểu hơn thì điều kiện nhiệt độ, áp suất nén để gây ra hiện tượng cháy của xăng A95 sẽ cao hơn xăng A92, hay cứ nôm na là xăng A95 khó cháy hơn xăng A92.

    Mỗi động cơ sẽ được quy định mức tỉ số nén khác nhau, mà vì thế xăng cũng được chia ra nhiều mức Octan nhằm tối ưu hóa khả năng hoạt động của động cơ. Xăng có trị số Octan cao sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao và ngược lại. Xăng A95 thích hợp cho những động cơ có tỉ số nén từ 9,5:1 hoặc cao hơn, còn xăng A92 sẽ lý tưởng cho những động cơ tỉ số nén dưới 9,5:1. Tại sao lại như thế? 

    Lấy ví dụ chiếc Honda SH động cơ có tỉ số nén 11:1, thì loại xăng tốt nhất dành cho nó là A95. Khi đó thời điểm nổ của động cơ sẽ là tốt nhất, tức là khi xy lanh di chuyển hết hành trình đến điểm chết trên ở cuối kỳ nén và tạo ra được lực nén cao nhất lên hỗn hợp cháy gồm có xăng + không khí. Nếu đổ xăng A92 dễ cháy hơn vào thì thời điểm nổ có thể diễn ra sớm hơn quy định. Lúc này, hỗn hợp cháy vẫn chưa được nén tối ưu mà bị bắt nổ sớm sẽ gây ra hiện tượng mất công suất, hay công suất không đạt được như thiết kế. Ngược lại, nếu đổ xăng A95 vào chiếc Wave có tỉ số nén 9:1 phù hợp với xăng A92 hơn thì xăng A95 sẽ khó cháy hết do chưa đạt được độ nén lý tưởng và từ đó tạo ra cặn than lâu ngày làm bẩn máy, giảm hiệu suất và khiến xe hao xăng. 



    Sau 2 ví dụ trên thì chắc các bạn cũng hiểu được sự quan trọng của việc đổ đúng xăng cho phù hợp với chiếc xe của mình. Nó không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm được khoảng tiền chênh lệch 600 đồng trước mắt, mà nó còn giúp chiếc xe luôn hoạt động ở điều kiện lý tưởng và bền bỉ hơn là điều chắc chắn. Sau đây là bảng tỉ số nén động cơ của những chiếc xe máy thông dụng trên thị trường để các bạn tham khảo và chọn loại xăng phù hợp nhất. Còn với xe ô tô hay những mẫu xe tay ga cao cấp như Vespa thì xăng A95 là sự lựa chọn duy nhất. 

    Theo Wiki

    DẦU THỦY LỰC

    Dầu thủy lực - Hydraulic oil

    Hoạt động của nhiều máy móc công nghiệp được điều khiển bởi hệ thống thủy lực (hydraulic system), một hệ thống sử dụng chất lỏng để truyền áp lực. Thông thường, dầu bôi trơn và đôi khi nước được sử dụng để truyền áp suất. Dầu bôi trơn không chỉ có tác dụng truyền áp suất và điều khiển dòng chảy mà còn tối thiểu hóa lực ma sát và sự mài mòn của những phần chuyển động và bảo vệ bề mặt kim loại không bị rỉ sét.



    Hoạt động thủy lực dựa trên phát hiện của Pascal rằng áp suất trong chất lỏng giống nhau trong mọi hướng và giống như một đòn bẩy thủy lực. 

    Thành phần lớn nhất của dầu thủy lực là dầu khoáng được thêm phụ gia để đạt một số tiêu chuẩn đặc biệt. Dầu thủy lực chống mài mòn (Antiwear hydraulic fluid) là lượng dầu thủy lực lớn nhất được sử dụng, chiếm khoảng 80%. Mặt khác, nhu cầu cho dầu chống cháy (fire-resistant fluid) chỉ khoảng 5% tổng thị trường dầu công nghiệp. Dầu chống cháy được phân loại thành dầu nền nước (high water-base fluid), nhũ tương nước trong dầu, glycol và phosphate ester.
    Phân loại dầu Thủy lực:
    HH
    Dầu khoáng tinh chế không có phụ gia
    HL
    Dầu khoáng tinh chất chứa phụ gia chống gỉ vê chống oxi hóa
    HM
    Kiểu HL có cải thiện tính chống mòn
    HR
    Kiểu HL có cải thiện chỉ số độ nhớt
    HV
    Kiểu HM có cải thiệu chỉ số độ nhớt
    HG
    Kiểu HM có chống kẹt, chống chuyển động trượt chảy
    HS
    Chất lỏng tổng hợp không só tính chất chống cháy đặc biệt
    HFAE
    Nhũ tương dầu trong nước chống cháy, có 20% KL các chất có thể cháy được
    HFAS
    Dung dịch chống cháy của hóa chất pha trong nước có tối thiểu 80% kl nước
    HFB
    Nhũ tương chống cháy của nước trong dầu có tối đa 25% kl các chất có thể cháy được
    HFC
    Dung dịch chống cháy của polyme trong nước, có tối thiểu 35% nước
    HFDR
    Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở este của axit phosphoric.
    HFDS
    Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở clo-hydrocacon
    HFDT
    Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên sơ sở hỗn hợp HFDR vê HFDS

    Những hiểu biết cơ bản về dầu nhớt

    Dầu nhớt dùng để bôi trơn các động cơ. Thế nhưng, cả thế kỷ trước đây, con người không hề biết đến loại dầu này, thay vào đó người ta sử dụng mỡ dầu thực vật hoặc mỡ lợn để bôi trơn máy móc. Đối với các động cơ đốt trong, vai trò của dầu nhớt là thực sự quan trọng. Nếu không có nó, động cơ sao có thể hoạt động với năng suất cao, bụi bẩn sẽ làm tắc nghẽn mọi khoảng trống và máy móc không thể chạy trơn tru. Bài viết xin cung cấp tới bạn đọc một số thông tin về dấu nhớt. 
    nhung-hieu-biet-co-ban-ve-dau-nhot
    Dầu nhớt thường hay dầu nhớt tổng hợp
     
    Dù chiếc xe mới mua có thuộc về một nhãn hiệu nổi tiếng hay khả năng chạy đường dài tốt thì chủ nhân của nó vẫn phải cân nhắc tới việc nên chọn loại dầu nhớt nào thì hợp lý hơn. Dầu nhớt thông thường được lấy từ mặt đất,chủ yếu là thành phẩm của thiên nhiên, thường được chiết ra trong quá trình sản xuất dầu khí. Loại dầu này được sử dụng khá nhiều do có chi phí thấp hơn so với dầu nhớt tổng hợp. Loại thứ hai là dầu nhớt tổng hợp. Dầu nhớt tổng hợp có giá cao hơn là do quá trình tạo ra dầu nhớt tổng hợp có liên quan nhiều hơn tới các kỹ thuật hóa học, nó là thành phẩm từ nhiều loại hóa chất.
     

    Độ nhớt
     
    Những chai dầu động cơ thường có vỏ bìa ghi rất nhiều thông tin, gồm số và chữ khá phức tạp. Vậy những chữ số và chữ cái đó cung cấp thông tin gì? Chúng giúp bạn có thể đánh giá độ nhớt của dầu. Tác dụng cơ bản nhất của dầu nhớt là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhớt thương mại. Hiệp hội kỹ sư ô tô (Society for Automobile Engineers – viết tắt là SAE) đã làm một bài kiểm tra độ nhớt của dầu động cơ ở mức nhiệt 210 độ Fahrenheit (98,9 độ C), nhiệt độ thông thường của một động cơ hoạt động bình thường. Thang đánh giá các loại dầu này là từ 20 đến 60. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Trên vỏ chai, hai chỉ số khá phổ biến là SAE 20 và SAE30.

    Nếu bạn sống ở khu vực khí hậu lạnh, trên vỏ chai sẽ có đôi chút khác biệt. Sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ “W” dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở -20ºC, dầu 15W khởi động tốt ở -15ºC.
     
    Khi nào nên thay dầu nhớt
     
    Câu hỏi thường gặp nhất của những người mới sử dụng xe hơi là bao nhiêu lâu thì phải thay dầu động cơ. Trong hàng thập kỷ đã qua, người ta vẫn cho rằng nên thay dầu nhớt khoảng 3000 dặm/ lần, tương đương với khoảng 4828 kilometer. Nhiều người cho rằng cứ ba tháng thay dầu nhớt một lần cũng khá hợp lý. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các con số trên dường như có thể cải thiện cao hơn rất nhiều. Các xe ô tô hiện đại có thể đi khoảng 5000 đến 10000 dặm (8047 đến 16093 kilometers). Một lưu ý nhỏ là nếu như xe của bạn hay đi rồi lại dừng nghỉ nhiều lần thì bạn nên thay dầu nhớt thường xuyên hơn. Một số ô tô có lắp đèn báo, khi động cơ thiếu dầu nhớt, đèn sẽ sáng, báo hiệu xe cần thay dầu nhớt. Còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố để đưa ra quyết định có nên thay dầu nhớt hay không. Do đó, không có câu trả lời chắc chắn đúng dành cho tất cả các động cơ.
     
    Kiểm tra dầu
     
    Đây cũng là một bước quan trọng để bảo trì động cơ. Các bước cần làm để có thể kiểm tra dầu đó là dùng kìm lót giẻ mở que thăm dầu, Lấy giẻ lau sạch que thăm dầu, ấn que thăm trở lại lỗ thăm dầu (không cần vặn gen) và rút que thăm ra quan sát. Nếu giọt dầu từ que thăm còn màu vàng nhạt, loãng to ra một cách từ từ thì dầu còn sử dụng được; còn nếu giọt dầu có màu xám đen, loãng ra nhanh chóng thì đã đến lúc bạn phải đi thay dầu. 
    Bài viết mới đề cập tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về dầu nhớt. Trong điều kiện giá cả leo thang như hiện nay, việc hiểu biết thêm những thông tin để co hẹp tiêu chi hẳn không phải là điều lãng phí. Chúc bạn đọc sẽ sử dụng động cơ và dầu nhớt một cách tiết kiệm và hiệu quả.

    9 "LẦM TƯỞNG" VỀ DẦU NHỚT CẦN BIẾT!


    Trong ngành công nghiệp ô tô, những hiểu biết về dầu bôi trơn động cơ là một trong những lĩnh vực dễ mau chóng trở nên lạc hậu.

    Sau đây là 9 điều mới mẻ về loại dầu nhờn động cơ mà bạn nên "cập nhật" để hiểu rõ hơn.
    1. 15.000km mới thay dầu nhờn
    Nhiều năm trước, hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều khuyên thay dầu nhờn mỗi 5.000km. Quá thời gian này, nhiều khả năng dầu nhờn tích tụ cặn bẩn, mất khả năng bôi trơn có thể dẫn đến giảm công suất hay làm tổn hại động cơ.
    Điều này không còn đúng nữa. Dầu nhờn hiện đại được cải thiện về độ bôi trơn, có các phụ gia tẩy rửa, chống lão hóa, chống nhũ hóa. Công nghệ chế tạo động cơ cũng được cải thiện nên phải đến 15.000km mới cần thay đổi dầu nhờn, ngoại trừ trường hợp không bình thường như xe thường xuyên phải chịu tải nặng hay phải ngừng, khởi động liên tục.
    Nếu chưa yên tâm với lời khuyên trên đây, chúng ta có thể truy cập vào trang web CheckYourNumber.org do chính phủ bang California thiết lập với mục đích tư vấn khi nào cần thay dầu nhờn xe.
    Điển hình là thay dầu nhờn cho Ford F-150 đời 2000 là 5.000mile (8.000km) nhưng F-150 đời 2013 được hường dẫn là 10.000mile (16.000km) mới thay dầu nhờn. Đó là đối với dầu nhờn gốc dầu thô, đối với dầu nhờn tổng hợp có thể tăng khoảng cách sử dụng gấp đôi.
    2. Càng nhiều dầu càng tốt?
    Đổ dầu nhiều quá mức là điều không tốt, trục khuỷu bị ngập trong dầu sẽ làm tăng lực ma sát khiến công suất động cơ giảm và dầu nhờn bị nóng hơn, tuổi thọ dầu nhờn giảm đi. Ngoài ra dầu nhờn sẽ có nguy cơ bị bắn vào xy-lanh gây nên hiện tượng cháy dầu, làm tổn hại trong hoạt động động cơ.
    Có người cho rằng lượng dầu phù hợp với số xy-lanh, động cơ 4 xy-lanh cần 4 lít dầu nhờn. Điều này không hẳn như vậy, hãy đổ dầu theo hướng dẫn sử dụng hoặc căn cứ vào que thăm dầu nhờn, không bao giờ được vượt qua mức tối đa hay thấp hơn mức tối thiểu khắc trên que thăm.
    3. Chữ W trong 10W-30 có nghĩa là "weight" (cân nặng)
    Khi mua dầu nhờn, quan trọng nhất là bạn phải biết độ nhớt (Viscosity) của dầu nhờn. Độ nhớt tương ứng với kích thước phân tử dầu nhờn. Kích thước phân tử càng nhỏ, dầu nhờn càng linh hoạt, độ nhớt càng thấp, dầu nhờn càng dễ di chuyển đến các chi tiết cần bôi trơn. Dầu nhờn tốt, có độ nhớt vừa phải, độ nhớt quá cao làm dầu khó di chuyển và bôi trơn các chi tiết. Ngược lại nếu độ nhớt quá thấp sẽ mất tính bôi trơn, dầu nhờn sẽ trôi tuột đi như nước, không có tác dụng chống ma sát.
    Thật không may, độ nhớt của dầu nhờn lại thay đổi theo nhiệt độ. Càng lạnh, độ nhớt của dầu nhờn càng tăng thêm, càng nóng độ nhớt càng giảm đi. Do vậy các hãng dầu nhờn đã sản xuất loại dầu đa cấp để bảo đảm được độ nhớt của dầu nhờn luôn ở mức cần thiết.
    Để đo độ nhớt của dầu nhờn, Hiệp hội Kỹ sư Ô tô (Society of Automotive Engineers-SAE) cho dầu chảy qua 1 ống có đường kính tiêu chuẩn và đếm thời gian dầu chảy từ đầu này đến đầu kia bằng giây. SAE30 có độ nhớt gấp 3 SAE10 và gấp 6 SAE5.
    Dầu nhờn đa cấp thường ký hiệu là SAE 10W-30 hoặc SAE 5W-40. Chữ W viết tắt chữ Winter (mùa đông) thể hiện số đo vào mùa đông. Dầu nhờn SAE 10W-30 có độ nhớt như SAE 10 được đo vào mùa đông và độ nhớt SAE 30 đo vào nhiệt độ mùa hè. Hiểu W là weight là không đúng.
    Ở Việt Nam, tuy khí hậu không lạnh như mùa đông châu Âu nhưng nên dùng dầu nhờn đa cấp, động cơ sẽ bền hơn do được bôi trơn ngay khi mới khởi động.
    4. Thêm phụ gia vào dầu nhờn sẽ làm dầu nhờn tốt hơn và tăng hiệu suất động cơ
    Trên thị trường xuất hiện những phụ gia dầu nhờn được quảng cáo là "phục hồi những chi tiết cơ khí đã mòn, động cơ mạnh mẽ như mới!", hoặc những quảng cáo khiêm tốn hơn như "kéo dài tuổi thọ của dầu nhờn".
    Thêm phụ gia thương mại vào dầu nhờn cao cấp chỉ như bỏ thêm đường vào nước ngọt. Dầu nhờn cao cấp đã được các hãng sản xuất thêm vào các loại phụ gia với cần thiết để bảo đảm động cơ hoạt động với hiệu suất tối ưu.
    Các quảng cáo về phụ gia dầu nhờn đều là chuyện hoang đường ngoại trừ phụ gia cho xe chạy rôđa do các hãng dầu nhờn danh tiếng sản xuất. Nhưng phụ gia rôđa này cũng chỉ cần thiết cho xe rôđa ở tốc độ cao. Phương tiện giao thông thông thường chỉ nên sử dụng dầu nhờn cao cấp do các nhà sản xuất tên tuổi sản xuất, không nên bổ sung phụ gia.
    5. Khi dầu nhờn sẫm màu là lúc nên thay
    Nếu là người cưng xe, muốn xe luôn luôn hoạt động hoàn hảo và thường xuyên kiểm tra dầu nhờn bằng que thăm dò, khi phát hiện ở đầu que thăm dầu nhờn đã chuyển sang màu sẫm, không còn giữ được màu hổ phách như lúc mới thay, chúng ta cho rằng dầu nhờn quá bẩn và quyết định cần thay dầu nhờn mới. Điều đó đúng không?
    Điều này là sai, vì hiện nay trong dầu nhờn được nhà sản xuất bổ sung các chất phụ gia, trong số này có chất tẩy rửa. Phụ gia tẩy rửa hòa tan ngay những muội than đóng ở vách xy-lanh khiến đầu nhờn nhanh chóng hóa thành màu tối. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến khả năng bôi trơn và bảo vệ bề mặt kim loại trong động cơ của dầu nhờn.
    Tất nhiên đến một lúc nào đó chúng ta phải thay dầu nhờn do dầu đã trở nên bão hòa những hạt vật chất lơ lửng. Tuy nhiên thời gian thay dầu nhờn phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất xe chứ không phải căn cứ vào màu sắc dầu nhờn trên que thăm nhớt.

    6. Dầu nhờn không bao giờ hỏng
    Kẻ thù của dầu nhờn là nhiệt độ. Khi bị nung nóng do động cơ hoạt động, dầu nhờn bị oxy hóa. Mặt khác do những hạt vật chất như muội than, hạt kim loại, nước, axit... sản sinh khi động cơ vận hành, dầu nhờn dần dần trở nên “sệt” hơn, kém khả năng bôi trơn, tệ hơn nữa có thể bít kín lưới lọc. Đây chính là lúc chúng ta cần thay dầu nhờn và bộ lọc dầu nhờn mới.
    7. Dầu nhờn tổng hợp có thể gây rò rỉ
    Điều này đúng vào thập niên 1970, khi đó dầu nhờn tổng hợp mới ra đời. Loại dầu này có thể làm cho các vòng đệm cao su bị teo lại dẫn đến dầu nhờn bị rò rỉ.
    Hiện nay, dầu nhờn tổng hợp đã khắc phục được nhược điểm nêu trên. Do dầu nhờn tổng hợp bền hơn dầu nhờn gốc dầu mỏ nên được dùng để chế tạo dầu nhờn cao cấp. Một số người vẫn lo sợ dầu nhờn tổng hợp có thể bị rò rỉ nên tìm đến dầu nhờn gốc dầu mỏ, đây là một sai lầm.
    8. Dầu nhờn tổng hợp đắt hơn
    Nếu so sánh giá mỗi lít dầu nhờn chúng ta sẽ thấy giá dầu nhờn tổng hợp đắt hơn dầu nhờn gốc dầu thô.
    Nhưng nếu biết rằng dùng dầu nhờn tổng hợp có thể tăng gấp đôi thời gian sử dụng, đồng thời tăng hiệu suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu, chúng ta sẽ thấy việc so sánh mức chênh lệch chi phí giữa 2 loại dầu nhờn trở nên vô nghĩa.
    9. Tất cả các loại dầu bôi trơn đều giống nhau
    Dầu nhờn sử dụng cho động cơ diesel khác với dầu nhờn sử dụng cho động cơ xăng. Dầu sử dụng cho vùng hàn đới cũng khác với nhiệt đới. Sự khác biệt này do độ nhớt và chất phụ gia. Mua loại dầu nào để động cơ hoạt động tốt nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất động cơ.

    HƯỚNG DẪN VỀ DẦU NHỚT XE MÁY

    Chức năng của dầu nhớt động cơ là gì ?
    - Bôi trơn (giảm ma sát, chống mài mòn), chống ăn mòn, làm mát, làm kín và làm sạch động cơ



    Độ nhớt của dầu động cơ được biểu thị bằng gì ?
    Cấp độ nhớt SAE (J300) :
    - Dầu nhớt SAE 10W, SAE 40, … là dầu đơn cấp chỉ thích hợp cho một mùa
    - Dầu nhớt SAE 5W-40, SAE 20W-50, …là dầu đa cấp, có thể sử dụng quanh năm trong mọi điều kiện thời tiết

    Có phải dầu đặc (độ nhớt cao) là dầu tốt ?
    Không. Độ nhớt được chọn để phù hợp với điều kiện thời tiết và/hoặc tính năng vận hành của động cơ.

    Tính năng của dầu nhớt động cơ được biểu thị bằng gì ?
    Có nhiều hệ thống xếp hạng tính năng do :
    - các tổ chức kỹ thuật quốc tế như API (Mỹ), ACEA ( Châu Au), JASO (Nhật)
    - các nhà sản xuất động cơ (chủ yếu đối với dầu nhớt động cơ ô tô)

    Các sản phẩm dầu nhớt trên thị trường có cùng độ nhớt SAE và cấp tính năng API có như nhau không ?
    Sản phẩm của các hãng uy tín bảo đảm đáp ứng đúng các yêu cầu kỹ thuật qui định bởi các tiêu chuẩn SAE và API nên về cơ bản là tương đương nhau. Tuy nhiên mỗi sản phẩm của từng hãng có thể được thiết kế đặc biệt để mang lại lợi ích nổi trội hơn phù hợp với  phân khúc thị trường chọn lọc.

    Làm thế nào để chọn lựa được loại dầu nhớt thích hợp cho loại xe đang sử dụng ?
    Tham khảo chỉ dẫn của hãng sản xuất xe, thường được ghi rõ trong “Tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng” (Owners Manual).
    Các chỉ dẫn này thường là cấp độ nhớt SAE và cấp tính năng của dầu nhớt (API) và người sử dụng xe có thể chọn loại dầu nhớt trên thị trường có đặc tính kỹ thuật phù hợp và thương hiệu có tiếng để được đảm bảo về chất lượng và tính năng vận hành.



     Những sản phẩm dầu nhớt động cơ xe máy BP bao gồm:


    Loaïi xe
    Saûn phaåm BP
    Tieâu chuaån kyõ thuaät
    Xe soá 4T
    - Vistra 300 4T
    - Vistra 100 4T
    SAE 20W-50, API SJ, JASO MA
    SAE 20W-40, API SF
    Xe soá 2T (1)
    Vistra 300 2T
    JASO FC
    Xe tay ga 4T (2)
    Vistra 300 Scooter 4T
    SAE 10W-40, API SJ, JASO MA

    Ghi chú :
    (1)    : xe số 2T dùng 2 loại dầu nhớt :
    - Nhớt 2T là nhớt pha với xăng để bôi trơn động cơ, vd. Vistra 300 2T
    - Nhớt 4T đổ vào các-te để bôi trơn ly hợp và hộp số, vd. Vistra 300 4T
    (2)    : xe tay ga còn dùng một loại nhớt truyền động để bôi trơn bộ truyền động cuối, vd Vistra 300 Scooter Gear Oil (thường được gọi là “nhớt hộp số xe tay ga”, tuy nhiên cách gọi này không chính xác và có thể gây hiểu lầm ).

    Dầu nhớt động cơ ô tô chạy xăng và dầu nhớt động cơ xe máy 4 thì có gì khác nhau ?
    Trong ô tô, dầu nhớt động cơ chỉ bôi trơn động cơ nên thường được pha chế với độ nhớt thấp (có khi rất thấp, vd. SAE 0W-30, SAE 0W-40) và tăng cường phụ gia giảm ma sát để bôi trơn tốt và phát huy tối đa công suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu. Do đó sử dụng dầu nhớt động cơ ô tô cho xe máy 4 thì có thể làm trượt ly hợp.
       
    Dầu nhớt xe máy 2 thì (2T) và 4 thì (4T) khác nhau thế nào ? Nếu dùng sai loại dầu thì có hại cho xe không ?
    Động cơ 2T và 4T khác biệt về kết cấu và kiểu bôi trơn nên cần hai loại dầu nhớt hoàn toàn khác nhau.
    Dầu nhớt 2T được pha trộn với xăng theo một tỉ lệ thích hợp và đi vào buồng đốt để bôi trơn xi-lanh, pít-tông, bạc xéc-măng, vì thế bị đốt cháy cùng với nhiên liệu. Đó là kiểu bôi trơn tiêu hao toàn bộ nên dầu nhớt cần được bổ sung liên tục. Dầu nhớt 2T cần phải lỏng để dễ trộn lẫn với xăng (vì vậy trong thành phần dầu 2T có dung môi). Dầu 2T còn  phải cháy sạch để ít tạo cặn làm bẩn bou-gi, pít-tông, xéc măng và tắc ống xả khí thải (ống pô) nên các phụ gia dùng cho dầu 2T cũng khác với dầu 4T.
    Nếu dùng dầu 2T cho xe 4T thì động cơ sẽ bị nóng hơn, mài mòn nhiều hơn và các phốt dầu có thể bị hỏng vì dung môi.
    Ngược lại nếu dùng dầu 4T cho xe 2T thì động cơ sẽ bị đóng nhiều cặn, dẫn đến mài mòn và hư hỏng nặng cho động cơ trong thời gian ngắn. 

    Có thể dùng dầu nhớt xe máy tay ga (scooter) 4 thì cho xe máy số 4 thì được không ? và ngược lại ?
    Xe máy tay ga vận hành nóng hơn, truyền động vô cấp bằng dây đai (không có hộp số bánh răng) và ly hợp khô; trong khi đó xe số truyền động bằng bánh răng và ly hợp ướt (có dầu).
    Dầu nhớt dùng cho xe tay ga (Scooter Oil) được thiết kế để phát huy tính năng vận hành của xe : tăng tốc nhanh, phát huy tối đa công suất, làm mát động cơ tốt hơn và giảm tiêu hao nhiên liệu. Do đó Scooter Oil thường là dầu đa cấp lỏng và có đặc tính ma sát thấp (phù hợp với tiêu chuẩn JASO MB ).
    Như vậy sử dụng Scooter Oil cho xe số sẽ có thể làm trượt ly hợp (vì giảm ma sát ) khiến tổn hao công suất động cơ truyền ra bánh xe, xe sẽ không tăng tốc/giảm tốc tốt và có thể làm ly hợp chóng hỏng.
    Dầu nhớt dùng cho xe số phải cân đối tính năng bôi trơn tốt cho cả động cơ, ly hợp và hộp số nên phải có đặc tính ma sát cao hơn (phù hợp với tiêu chuẩn JASO MA ) để ly hợp không bị trượt, phụ gia cực áp và chống mài mòn để bảo vệ tốt cho hộp số. Nếu dùng dầu nhớt xe số cho xe tay ga thì không có hại cho động cơ, tuy nhiên sẽ không phát huy tối đa tính năng vận hành của xe tay ga như đã nói trên.

    Lượng nhớt thay cho xe như thế nào thì vừa đủ ? Thừa nhớt hay thiếu nhớt có hại gì cho động cơ ?
    Dầu nhớt xe máy được sản xuất với các cỡ bao bì 0,7 lít, 0,8 lít và 1 lít để phù hợp với yêu cầu của nhiều loại động cơ có dung tích khác nhau. Dung tích nhớt được hãng xe máy ghi rõ trong “Tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng” (Owners Manual).
    Khi thay nhớt động cơ nên chọn loại bao bì thích hợp để tránh bị thừa nhớt hoặc thiếu nhớt. Cách đơn giản nhất để kiểm tra mực nhớt là sử dụng que thăm nhớt : mực nhớt thích hợp phải ở trong khoảng “thấp” và “cao” của que thăm nhớt.
    Xe thừa nhớt sẽ nặng máy, khiến cho máy nóng hơn và nhớt có thể bị đẩy nhiều lên buồng đốt làm động cơ bị đóng cặn pít-tông nhiều hơn. Xe thiếu nhớt sẽ thiếu bôi trơn, dầu bị nổi bọt, làm nóng máy và gây mài mòn nhiều.

    Lưu ý: dung tích nhớt khi rã máy nhiều hơn khi thay nhớt, vd : đối với xe Honda Wave S dung tích nhớt khi rã máy là 0,9 lít, khi thay nhớt là 0,7 lít. Như vậy khi thay nhớt lượng nhớt cũ vẫn còn trong máy đến gần 20% mà không xả ra hết được.

    Dầu nhớt dùng bao lâu thay thì vừa ? Thời gian sử dụng dầu có phụ thuộc chất lượng dầu hay không ?
    Trong quá trình sử dụng dầu nhớt sẽ bị biến chất do nhiệt (ôxi hoá, nhiệt phân), do tạp nhiễm (bụi, nước, nhiên liệu) và do phụ gia bị tiêu hao nên sau một thời gian sẽ không còn đảm bảo tính năng bôi trơn và bảo vệ động cơ, vì thề cần xả bỏ và thay mới. Như vậy thời gian sử dụng dầu dài hay ngắn tuỳ thuộc vào chất lượng dầu, điều kiện làm việc của động cơ và điều kiện môi trường chung quanh.
    Định kỳ thay dầu thường được nhà sản xuất xe khuyến cáo theo thời gian hoặc theo quãng đường, tuỳ theo giới hạn nào đến trước, trong điều kiện bình thường và với loại dầu được chỉ định mà người sử dụng cần tuân theo. Tuy nhiên trong điều kiện vận hành khắc nghiệt hoặc môi trường bất lợi, dầu cần được thay sớm hơn định kỳ hướng dẫn.

    Việc kéo dài thời gian thay dầu quá lâu có hại gì cho động cơ không ?
    - Kéo dài thời gian thay dầu quá mức sẽ làm cho động cơ bị mài mòn nhiều, đóng cặn bẩn và giảm công suất.
    - Trong trường hợp phải kéo dài thời gian sử dụng dầu (không có dầu để thay hoặc quên thay dầu hoặc xe không chạy trong một thời gian dài) thì trước khi thay dầu mới cần làm sạch động cơ bằng dầu súc rửa (Flushing Oil).

    Công dụng của dầu bôi trơn


    Dầu bôi trơn có nhiều công dụng, trong đó có một số công dụng quan trọng nhất sau đây:

    Công dụng 1: 


    Bôi trơn các bề mặt có chuyển động trượt giữa các chi tiết nhằm giảm ma sát do đó giảm mài mòn, tăng tuổi thọ của chi tiết. Do vậy tổn thất cơ giới trong động cơ giảm, và hiệu suất sẽ tăng tức là tăng tính kinh tế của động cơ.






    Công dụng 2:
    Rửa sạch bề mặt ma sát của các chi tiết.
    Trên bề mặt ma sát, trong quá trình làm việc thường có các vẩy rắn tróc ra khỏi bề mặt. Dầu bôi trơn sẽ cuốn trôi các vảy tróc sau đó được giữ lại ở các phần tử lọc của hệ thống bôi trơn, tránh cho bề mặt làm việc bị cào xước. Vì vậy, khi động cơ chạy rà sau khi lắp ráp, sửa chữa, khi đó còn rất nhiệu mạt kim loại còn sót lại trong quá trình lắp ráp và nhiều vẩy rắn bị tróc ra khi chạy rà, do vậy phải dùng dầu bôi trơn có độ nhớt nhỏ để tăng khả năng rửa trôi các mạt bẩn trên bề mặt.

    Công dụng 3:
     Làm mát một số chi tiết.
    Do ma sát tại các bề mặt làm việc như Piston - xi lanh, trục khuỷu - bạc lót... sinh nhiệt. Mặt khác, một số chi tiết như Piston, vòi phun... còn nhận nhiệt của khí cháy truyền đến. Do đó nhiệt độ một số chi tiết rất cao, có thể phá hỏng điều kiện làm việc bình thường của động cơ như bị gãy, bị kẹt, giảm độ bền của các chi tiết. Nhằm làm nhiệt độ của các chi tiết này, dầu từ hệ thống bôi trơn có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chi tiết được dẫn đến các chi tiết có nhiệt độ cao để tải (mang) nhiệt đi.


    Công dụng 4:
      Bao kín khe hở giữa các chi tiết như cặp Piston - xi lanh - xecment, vì vậy khi lắp ráp cụm chi tiết này phải bôi dầu vào rãnh xecment và bề mặt xi lanh.

    Công dụng 5: 
    Chống ôxy hóa (kết gỉ) bề mặt chi tiết nhờ những chất phụ gia trong dầu
    Công dụng 6:
     Rút ngắn quá trình chạy rà động cơ.
    Khi chạy rà động cơ phải dùng dầu bôi trơn có độ nhớt thấp. Ngoài ra, dầu còn được pha một số chất phụ gia đặc biệt có tác động làm mềm tổ chức tế vi kim loại một lớp rất mỏng trên bề mặt chi tiết. Do đó các chi tiết nhanh chóng rà khớp với nhau rút ngắn thời gian và chi phí chạy rà.
    Một số thông số sử dụng của dầu bôi trơn
    Trên bao bì sản phầm dầu bôi trơn như can nhựa, thùng phuy... các loại đều ghi rõ ký hiệu thể hiện tính năng và phạm vi sử dụng của từng loại dầu. Hiện nay qui cách kỹ thuật chủ yếu dừa trên các tiêu chuẩn của các Tổ chức Hoa Kỳ. Khi mua nên dựa vào 2 chỉ số quan trọng là SAE và API.
    Chỉ số SAE:






    Chỉ số SAE là chỉ số phân loại dầu theo độ nhớt ở 100oC và -18oC của Hiệp hội kỹ sư ô tô Hoa Kỳ (Society of Automobile Engineers) ban hành tháng 6 năm 1989. Tại một nhiệt độ nhất định, ví dụ như ở 100oC chỉ số SAE lớn tức là độ nhớt của dầu cao và ngược lại. Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay là đa cấp.
    - Loại đơn cấp: Là loại chỉ có một chỉ số độ nhớt, ví dụ SAE40, SAE50, SAE10W, SAE20W. Cấp độ nhớt có chữ W (có nghĩa là Winter: mùa đông). Dựa trên chỉ số độ nhớt có nhiệt độ thấy tối đa (Độ nhớt có nhiệt độ khởi động từ-30oC đến -5oC). Để xác định nhiệt độ khởi động đi theo các ký từ đó quí khách chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm.
    Ví dụ: Dầu SAE10W sẽ khởi động tốt ở -20oC hoặc SAE15W sẽ khởi động tốt ở -15oC hoặc SAE20W ở -10oC...
    Còn chỉ số độ nhớt không có chữ W chỉ dựa trên cơ sở độ nhớt ở 100oC.
    - Loại đa cấp: Là loại có 2 chữ số độ nhớt ví dụ như SAE15W-40, SAE20W-50. Ở nhiệt độ thấp (mùa đông) có cấp độ nhớt giống như loại đơn cấp: SAE15W, SAE20W còn ở nhiệt độ cao có độ nhớt cùng loại với loại đơn cấp SAE40; SAE50. Dầu có chỉ số độ nhớt đa cấp có phạm vi nhiệt độ môi trường sử dụng rộng hơn so với loại đơn cấp. Các chỉ số càng to thì dầu có độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ dầu nhớt đơn cấp SAE-40 dùng cho môi trường có nhiệt độ từ 26 đến 42oC, trong khi dầu nhớt đa cấp 10W/40 có thể sử dụng ở môi trường có nhiệt độ thay đổi rộng hơn từ 0 đến 40oC. Dầu thường dùng ở nước ta là loại SAE 20W-50 hoặc 15W-40.
    Chỉ số API
    Chỉ số API là chỉ số đánh giá chất lượng dầu nhớt của viện dầu mỡ Hoa Kỳ (American Petroleum Institute). API phân ra hai loại dầu chuyên dụng và dầu đa dụng.
    - Dầu chuyên dụng: là loại dầu chỉ dùng cho một trong 2 loại động cơ xăng hoặc diesel. Cấp S dùng để đổ cho động cơ xăng (ví dụ: API-SH) và cấp C dùng để dùng cho động cơ diesel (ví dụ API-CI 4). Chữ thứ 2 sau S hoặc C chỉ cấp chất lượng tăng dần theo thứ tự chữ cái. Càng về sau chất lượng sản phẩm càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích nghi với những công nghệ động cơ mới.
    - Dầu đa dụng: Là loại dầu bôi trơn có thể dùng cho cả động cơ xăng và động cơ diesel. Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường ghi đầy đủ cách phân loại này. Ví dụ: dầu động cơ có chỉ số API SG/CD , có nghĩa là dầu dùng cho động cơ xăng có cấp chất lượng G và dùng cho động cơ diesel với cấp chất lượng D. Chỉ số dùng cho động cơ nào (S hay C) viết trước dấu "/" có nghĩa ưu tiên dùng cho động cơ đó. Ví dụ này thì ưu tiên dùng cho động cơ xăng khi sử dụng dầu phải tuân thủ hướng dẫn của nhà chế tạo động cơ về chỉ số SAE, API và thời gian thay dầu.