HƯỚNG DẪN VỀ DẦU NHỚT XE MÁY

Chức năng của dầu nhớt động cơ là gì ?
- Bôi trơn (giảm ma sát, chống mài mòn), chống ăn mòn, làm mát, làm kín và làm sạch động cơ



Độ nhớt của dầu động cơ được biểu thị bằng gì ?
Cấp độ nhớt SAE (J300) :
- Dầu nhớt SAE 10W, SAE 40, … là dầu đơn cấp chỉ thích hợp cho một mùa
- Dầu nhớt SAE 5W-40, SAE 20W-50, …là dầu đa cấp, có thể sử dụng quanh năm trong mọi điều kiện thời tiết

Có phải dầu đặc (độ nhớt cao) là dầu tốt ?
Không. Độ nhớt được chọn để phù hợp với điều kiện thời tiết và/hoặc tính năng vận hành của động cơ.

Tính năng của dầu nhớt động cơ được biểu thị bằng gì ?
Có nhiều hệ thống xếp hạng tính năng do :
- các tổ chức kỹ thuật quốc tế như API (Mỹ), ACEA ( Châu Au), JASO (Nhật)
- các nhà sản xuất động cơ (chủ yếu đối với dầu nhớt động cơ ô tô)

Các sản phẩm dầu nhớt trên thị trường có cùng độ nhớt SAE và cấp tính năng API có như nhau không ?
Sản phẩm của các hãng uy tín bảo đảm đáp ứng đúng các yêu cầu kỹ thuật qui định bởi các tiêu chuẩn SAE và API nên về cơ bản là tương đương nhau. Tuy nhiên mỗi sản phẩm của từng hãng có thể được thiết kế đặc biệt để mang lại lợi ích nổi trội hơn phù hợp với  phân khúc thị trường chọn lọc.

Làm thế nào để chọn lựa được loại dầu nhớt thích hợp cho loại xe đang sử dụng ?
Tham khảo chỉ dẫn của hãng sản xuất xe, thường được ghi rõ trong “Tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng” (Owners Manual).
Các chỉ dẫn này thường là cấp độ nhớt SAE và cấp tính năng của dầu nhớt (API) và người sử dụng xe có thể chọn loại dầu nhớt trên thị trường có đặc tính kỹ thuật phù hợp và thương hiệu có tiếng để được đảm bảo về chất lượng và tính năng vận hành.



 Những sản phẩm dầu nhớt động cơ xe máy BP bao gồm:


Loaïi xe
Saûn phaåm BP
Tieâu chuaån kyõ thuaät
Xe soá 4T
- Vistra 300 4T
- Vistra 100 4T
SAE 20W-50, API SJ, JASO MA
SAE 20W-40, API SF
Xe soá 2T (1)
Vistra 300 2T
JASO FC
Xe tay ga 4T (2)
Vistra 300 Scooter 4T
SAE 10W-40, API SJ, JASO MA

Ghi chú :
(1)    : xe số 2T dùng 2 loại dầu nhớt :
- Nhớt 2T là nhớt pha với xăng để bôi trơn động cơ, vd. Vistra 300 2T
- Nhớt 4T đổ vào các-te để bôi trơn ly hợp và hộp số, vd. Vistra 300 4T
(2)    : xe tay ga còn dùng một loại nhớt truyền động để bôi trơn bộ truyền động cuối, vd Vistra 300 Scooter Gear Oil (thường được gọi là “nhớt hộp số xe tay ga”, tuy nhiên cách gọi này không chính xác và có thể gây hiểu lầm ).

Dầu nhớt động cơ ô tô chạy xăng và dầu nhớt động cơ xe máy 4 thì có gì khác nhau ?
Trong ô tô, dầu nhớt động cơ chỉ bôi trơn động cơ nên thường được pha chế với độ nhớt thấp (có khi rất thấp, vd. SAE 0W-30, SAE 0W-40) và tăng cường phụ gia giảm ma sát để bôi trơn tốt và phát huy tối đa công suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu. Do đó sử dụng dầu nhớt động cơ ô tô cho xe máy 4 thì có thể làm trượt ly hợp.
   
Dầu nhớt xe máy 2 thì (2T) và 4 thì (4T) khác nhau thế nào ? Nếu dùng sai loại dầu thì có hại cho xe không ?
Động cơ 2T và 4T khác biệt về kết cấu và kiểu bôi trơn nên cần hai loại dầu nhớt hoàn toàn khác nhau.
Dầu nhớt 2T được pha trộn với xăng theo một tỉ lệ thích hợp và đi vào buồng đốt để bôi trơn xi-lanh, pít-tông, bạc xéc-măng, vì thế bị đốt cháy cùng với nhiên liệu. Đó là kiểu bôi trơn tiêu hao toàn bộ nên dầu nhớt cần được bổ sung liên tục. Dầu nhớt 2T cần phải lỏng để dễ trộn lẫn với xăng (vì vậy trong thành phần dầu 2T có dung môi). Dầu 2T còn  phải cháy sạch để ít tạo cặn làm bẩn bou-gi, pít-tông, xéc măng và tắc ống xả khí thải (ống pô) nên các phụ gia dùng cho dầu 2T cũng khác với dầu 4T.
Nếu dùng dầu 2T cho xe 4T thì động cơ sẽ bị nóng hơn, mài mòn nhiều hơn và các phốt dầu có thể bị hỏng vì dung môi.
Ngược lại nếu dùng dầu 4T cho xe 2T thì động cơ sẽ bị đóng nhiều cặn, dẫn đến mài mòn và hư hỏng nặng cho động cơ trong thời gian ngắn. 

Có thể dùng dầu nhớt xe máy tay ga (scooter) 4 thì cho xe máy số 4 thì được không ? và ngược lại ?
Xe máy tay ga vận hành nóng hơn, truyền động vô cấp bằng dây đai (không có hộp số bánh răng) và ly hợp khô; trong khi đó xe số truyền động bằng bánh răng và ly hợp ướt (có dầu).
Dầu nhớt dùng cho xe tay ga (Scooter Oil) được thiết kế để phát huy tính năng vận hành của xe : tăng tốc nhanh, phát huy tối đa công suất, làm mát động cơ tốt hơn và giảm tiêu hao nhiên liệu. Do đó Scooter Oil thường là dầu đa cấp lỏng và có đặc tính ma sát thấp (phù hợp với tiêu chuẩn JASO MB ).
Như vậy sử dụng Scooter Oil cho xe số sẽ có thể làm trượt ly hợp (vì giảm ma sát ) khiến tổn hao công suất động cơ truyền ra bánh xe, xe sẽ không tăng tốc/giảm tốc tốt và có thể làm ly hợp chóng hỏng.
Dầu nhớt dùng cho xe số phải cân đối tính năng bôi trơn tốt cho cả động cơ, ly hợp và hộp số nên phải có đặc tính ma sát cao hơn (phù hợp với tiêu chuẩn JASO MA ) để ly hợp không bị trượt, phụ gia cực áp và chống mài mòn để bảo vệ tốt cho hộp số. Nếu dùng dầu nhớt xe số cho xe tay ga thì không có hại cho động cơ, tuy nhiên sẽ không phát huy tối đa tính năng vận hành của xe tay ga như đã nói trên.

Lượng nhớt thay cho xe như thế nào thì vừa đủ ? Thừa nhớt hay thiếu nhớt có hại gì cho động cơ ?
Dầu nhớt xe máy được sản xuất với các cỡ bao bì 0,7 lít, 0,8 lít và 1 lít để phù hợp với yêu cầu của nhiều loại động cơ có dung tích khác nhau. Dung tích nhớt được hãng xe máy ghi rõ trong “Tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng” (Owners Manual).
Khi thay nhớt động cơ nên chọn loại bao bì thích hợp để tránh bị thừa nhớt hoặc thiếu nhớt. Cách đơn giản nhất để kiểm tra mực nhớt là sử dụng que thăm nhớt : mực nhớt thích hợp phải ở trong khoảng “thấp” và “cao” của que thăm nhớt.
Xe thừa nhớt sẽ nặng máy, khiến cho máy nóng hơn và nhớt có thể bị đẩy nhiều lên buồng đốt làm động cơ bị đóng cặn pít-tông nhiều hơn. Xe thiếu nhớt sẽ thiếu bôi trơn, dầu bị nổi bọt, làm nóng máy và gây mài mòn nhiều.

Lưu ý: dung tích nhớt khi rã máy nhiều hơn khi thay nhớt, vd : đối với xe Honda Wave S dung tích nhớt khi rã máy là 0,9 lít, khi thay nhớt là 0,7 lít. Như vậy khi thay nhớt lượng nhớt cũ vẫn còn trong máy đến gần 20% mà không xả ra hết được.

Dầu nhớt dùng bao lâu thay thì vừa ? Thời gian sử dụng dầu có phụ thuộc chất lượng dầu hay không ?
Trong quá trình sử dụng dầu nhớt sẽ bị biến chất do nhiệt (ôxi hoá, nhiệt phân), do tạp nhiễm (bụi, nước, nhiên liệu) và do phụ gia bị tiêu hao nên sau một thời gian sẽ không còn đảm bảo tính năng bôi trơn và bảo vệ động cơ, vì thề cần xả bỏ và thay mới. Như vậy thời gian sử dụng dầu dài hay ngắn tuỳ thuộc vào chất lượng dầu, điều kiện làm việc của động cơ và điều kiện môi trường chung quanh.
Định kỳ thay dầu thường được nhà sản xuất xe khuyến cáo theo thời gian hoặc theo quãng đường, tuỳ theo giới hạn nào đến trước, trong điều kiện bình thường và với loại dầu được chỉ định mà người sử dụng cần tuân theo. Tuy nhiên trong điều kiện vận hành khắc nghiệt hoặc môi trường bất lợi, dầu cần được thay sớm hơn định kỳ hướng dẫn.

Việc kéo dài thời gian thay dầu quá lâu có hại gì cho động cơ không ?
- Kéo dài thời gian thay dầu quá mức sẽ làm cho động cơ bị mài mòn nhiều, đóng cặn bẩn và giảm công suất.
- Trong trường hợp phải kéo dài thời gian sử dụng dầu (không có dầu để thay hoặc quên thay dầu hoặc xe không chạy trong một thời gian dài) thì trước khi thay dầu mới cần làm sạch động cơ bằng dầu súc rửa (Flushing Oil).

Công dụng của dầu bôi trơn


Dầu bôi trơn có nhiều công dụng, trong đó có một số công dụng quan trọng nhất sau đây:

Công dụng 1: 


Bôi trơn các bề mặt có chuyển động trượt giữa các chi tiết nhằm giảm ma sát do đó giảm mài mòn, tăng tuổi thọ của chi tiết. Do vậy tổn thất cơ giới trong động cơ giảm, và hiệu suất sẽ tăng tức là tăng tính kinh tế của động cơ.






Công dụng 2:
Rửa sạch bề mặt ma sát của các chi tiết.
Trên bề mặt ma sát, trong quá trình làm việc thường có các vẩy rắn tróc ra khỏi bề mặt. Dầu bôi trơn sẽ cuốn trôi các vảy tróc sau đó được giữ lại ở các phần tử lọc của hệ thống bôi trơn, tránh cho bề mặt làm việc bị cào xước. Vì vậy, khi động cơ chạy rà sau khi lắp ráp, sửa chữa, khi đó còn rất nhiệu mạt kim loại còn sót lại trong quá trình lắp ráp và nhiều vẩy rắn bị tróc ra khi chạy rà, do vậy phải dùng dầu bôi trơn có độ nhớt nhỏ để tăng khả năng rửa trôi các mạt bẩn trên bề mặt.

Công dụng 3:
 Làm mát một số chi tiết.
Do ma sát tại các bề mặt làm việc như Piston - xi lanh, trục khuỷu - bạc lót... sinh nhiệt. Mặt khác, một số chi tiết như Piston, vòi phun... còn nhận nhiệt của khí cháy truyền đến. Do đó nhiệt độ một số chi tiết rất cao, có thể phá hỏng điều kiện làm việc bình thường của động cơ như bị gãy, bị kẹt, giảm độ bền của các chi tiết. Nhằm làm nhiệt độ của các chi tiết này, dầu từ hệ thống bôi trơn có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chi tiết được dẫn đến các chi tiết có nhiệt độ cao để tải (mang) nhiệt đi.


Công dụng 4:
  Bao kín khe hở giữa các chi tiết như cặp Piston - xi lanh - xecment, vì vậy khi lắp ráp cụm chi tiết này phải bôi dầu vào rãnh xecment và bề mặt xi lanh.

Công dụng 5: 
Chống ôxy hóa (kết gỉ) bề mặt chi tiết nhờ những chất phụ gia trong dầu
Công dụng 6:
 Rút ngắn quá trình chạy rà động cơ.
Khi chạy rà động cơ phải dùng dầu bôi trơn có độ nhớt thấp. Ngoài ra, dầu còn được pha một số chất phụ gia đặc biệt có tác động làm mềm tổ chức tế vi kim loại một lớp rất mỏng trên bề mặt chi tiết. Do đó các chi tiết nhanh chóng rà khớp với nhau rút ngắn thời gian và chi phí chạy rà.
Một số thông số sử dụng của dầu bôi trơn
Trên bao bì sản phầm dầu bôi trơn như can nhựa, thùng phuy... các loại đều ghi rõ ký hiệu thể hiện tính năng và phạm vi sử dụng của từng loại dầu. Hiện nay qui cách kỹ thuật chủ yếu dừa trên các tiêu chuẩn của các Tổ chức Hoa Kỳ. Khi mua nên dựa vào 2 chỉ số quan trọng là SAE và API.
Chỉ số SAE:






Chỉ số SAE là chỉ số phân loại dầu theo độ nhớt ở 100oC và -18oC của Hiệp hội kỹ sư ô tô Hoa Kỳ (Society of Automobile Engineers) ban hành tháng 6 năm 1989. Tại một nhiệt độ nhất định, ví dụ như ở 100oC chỉ số SAE lớn tức là độ nhớt của dầu cao và ngược lại. Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay là đa cấp.
- Loại đơn cấp: Là loại chỉ có một chỉ số độ nhớt, ví dụ SAE40, SAE50, SAE10W, SAE20W. Cấp độ nhớt có chữ W (có nghĩa là Winter: mùa đông). Dựa trên chỉ số độ nhớt có nhiệt độ thấy tối đa (Độ nhớt có nhiệt độ khởi động từ-30oC đến -5oC). Để xác định nhiệt độ khởi động đi theo các ký từ đó quí khách chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm.
Ví dụ: Dầu SAE10W sẽ khởi động tốt ở -20oC hoặc SAE15W sẽ khởi động tốt ở -15oC hoặc SAE20W ở -10oC...
Còn chỉ số độ nhớt không có chữ W chỉ dựa trên cơ sở độ nhớt ở 100oC.
- Loại đa cấp: Là loại có 2 chữ số độ nhớt ví dụ như SAE15W-40, SAE20W-50. Ở nhiệt độ thấp (mùa đông) có cấp độ nhớt giống như loại đơn cấp: SAE15W, SAE20W còn ở nhiệt độ cao có độ nhớt cùng loại với loại đơn cấp SAE40; SAE50. Dầu có chỉ số độ nhớt đa cấp có phạm vi nhiệt độ môi trường sử dụng rộng hơn so với loại đơn cấp. Các chỉ số càng to thì dầu có độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ dầu nhớt đơn cấp SAE-40 dùng cho môi trường có nhiệt độ từ 26 đến 42oC, trong khi dầu nhớt đa cấp 10W/40 có thể sử dụng ở môi trường có nhiệt độ thay đổi rộng hơn từ 0 đến 40oC. Dầu thường dùng ở nước ta là loại SAE 20W-50 hoặc 15W-40.
Chỉ số API
Chỉ số API là chỉ số đánh giá chất lượng dầu nhớt của viện dầu mỡ Hoa Kỳ (American Petroleum Institute). API phân ra hai loại dầu chuyên dụng và dầu đa dụng.
- Dầu chuyên dụng: là loại dầu chỉ dùng cho một trong 2 loại động cơ xăng hoặc diesel. Cấp S dùng để đổ cho động cơ xăng (ví dụ: API-SH) và cấp C dùng để dùng cho động cơ diesel (ví dụ API-CI 4). Chữ thứ 2 sau S hoặc C chỉ cấp chất lượng tăng dần theo thứ tự chữ cái. Càng về sau chất lượng sản phẩm càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích nghi với những công nghệ động cơ mới.
- Dầu đa dụng: Là loại dầu bôi trơn có thể dùng cho cả động cơ xăng và động cơ diesel. Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường ghi đầy đủ cách phân loại này. Ví dụ: dầu động cơ có chỉ số API SG/CD , có nghĩa là dầu dùng cho động cơ xăng có cấp chất lượng G và dùng cho động cơ diesel với cấp chất lượng D. Chỉ số dùng cho động cơ nào (S hay C) viết trước dấu "/" có nghĩa ưu tiên dùng cho động cơ đó. Ví dụ này thì ưu tiên dùng cho động cơ xăng khi sử dụng dầu phải tuân thủ hướng dẫn của nhà chế tạo động cơ về chỉ số SAE, API và thời gian thay dầu.