Mất nhãn hiệu là mất thị trường
Đó
là khẳng định của TS. Trần Lê Hồng - Cục Sở hữu Trí tuệ tại Hội thảo
“Thương hiệu mạnh – Lợi thế cạnh tranh trong kinh tế hội nhập” do VCCI
và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.
Theo
TS. Trần Lê Hồng, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nỗ lực
trên thị trường trong nước mà còn đang vươn ra thị trường thế giới. Để
thành công, các doanh nghiệp phải quan tâm giải quyết nhiều vấn đề,
trong đó không thể bỏ qua hay xem nhẹ việc bảo hộ nhãn hiệu do vai trò
của nó đối với các hoạt động kinh doanh và chính doanh nghiệp như một
loại tài sản trí tuệ có giá trị.
Tuy
nhiên nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến việc bảo hộ
nhãn hiệu làm cơ sở cho các hoạt động thương hiệu của doanh nghiệp.
Không ít các doanh nghiệp thờ ơ với các hiện tượng làm hàng
giả, hàng nhái, không có những hoạt động tích cực hướng đến việc đảm bảo
quyền của mình đối với nhãn hiệu, chỉ khi nhãn hiệu của mình đã bị
doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước ngoài chiếm đoạt mới “tỉnh giấc”
để đổi mới cách tiếp cận với việc bảo hộ nhãn hiệu, ví dụ như trường
hợp của Công ty Trung Nguyên, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công
ty thuốc lá Việt Nam v.v.
Điều đáng mừng là ngày càng nhiều doanh nghiệp
đã nhận ra điều này thể hiện qua tỷ lệ nhãn hiệu của các doanh nghiệp
Việt Nam đăng ký tăng nhanh qua các năm: Năm 2007 số nhãn hiệu được đăng
ký tăng 68% từ 6.335 lên 10.660; Năm 2008 tiếp tục tăng 49%, lên
15.826.
Nhưng nhãn hiệu không chỉ được sử dụng như dấu hiệu nhận
biết doanh nghiệp mà còn là sự đảm bảo về chất lượng trước sau như một.
Một khách hàng nếu đã hài lòng với chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ
của một doanh nghiệp nào đó thì sẽ tiếp tục mua nó dựa vào chất lượng
mong đợi nhờ vào nhãn hiệu đã biết.
“Vì vậy, doanh nghiệp nên chú tâm tới việc lựa chọn và thiết
kế một nhãn hiệu phù hợp, nhất là bảo hộ nó, sử dụng nó một cách thận
trọng trong quảng cáo và ngăn chặn những người khác sử dụng bất hợp pháp
hoặc làm sai lệch nhãn hiệu đó” – Ông nhấn mạnh.
Ông Hồng cũng cho biết thêm về sự cần thiết của
việc bảo hộ nhãn hiệu đó là: “Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho phép
doanh nghiệp có thể tối đa hóa sự khác biệt của sản phẩm, quảng cáo và
tiếp thị để từ đó nâng cao khả năng nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp tại các thị trường quốc tế đồng thời thiết lập mối liên hệ
trực tiếp với khách hàng nước ngoài”.
Tùy thuộc vào tính chất dịch vụ, một doanh
nghiệp có thể thỏa thuận chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu với các
công ty trong và ngoài nước giúp có thêm lợi nhuận từ nhãn hiệu. Tương
tự như vậy, việc chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu được thực hiện cả
cho hàng hóa. Không có gì là lạ khi các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa
hay dịch vụ tại thị trường trong nước hoặc xuất khẩu những mặt hàng
không có nhãn hiệu sẽ phải đối mặt với những bất lợi như:
Ông Hồng lấy dẫn chứng, một khi nhãn hiệu không
được đăng ký bảo hộ kịp thời ra nước ngoài mà để đối tác hay đối thủ
chiếm đoạt mất thì doanh nghiệp sẽ gánh chịu những hậu quả rất nặng nề.
Điều dễ nhận thấy nhất là nếu hàng hoá chưa xuất vào thị trường đó, thì
việc xuất hàng sẽ không thực hiện được, doanh nghiệp sẽ phải thay đổi
nhãn hiệu và chi phí tiếp thị mới.
Trong trường hợp hàng hoá của doanh nghiệp đang
được xuất vào thị trường đó, người chiếm đoạt nhãn hiệu có thể sẽ tạo
ra những rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp khi yêu cầu pháp luật can
thiệp và hàng hoá nhập khẩu có thể bị bắt giữ, xử phạt. Trong những
trường hợp như vậy, doanh nghiệp sẽ luôn phải đối phó với khả năng mất
luôn thị phần.
“Nói một cách ngắn gọn, giải pháp cho các doanh nghiệp muốn
giữ vững thị trường, ổn định xuất khẩu, không còn cách nào khác là đánh
giá đúng tình hình kinh doanh của mình để chủ động trong việc đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu, đảm bảo cho các hoạt động thương hiệu và phát triển
kinh doanh cả trong và ngoài nước.” – ông Hồng khẳng định.
Sự cần thiết của việc bảo hộ nhãn hiệu
TS.
Trần Lê Hồng khẳng định: “Các nhãn hiệu thực chất là diện mạo của doanh
nghiệp”. Chứng minh cho luận điểm của mình, ông Hồng lập luận, nhãn
hiệu của doanh nghiệp cho phép khách hàng phân biệt được sản phẩm hoặc
dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp
khác, qua đó tạo cho doanh nghiệp có khả năng bán ra thị trường một cách
tốt hơn hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.
·Lợi nhuận thấp hơn do khách hàng đòi hỏi giá thấp hơn vì các sản phẩm không có nhãn hiệu.
· Không có được sự tín nhiệm của khách hàng vì họ không
thể nhận biết sản phẩm và phân biệt được với sản phẩm của các đối thủ
cạnh tranh.
· Khó khăn trong tiếp thị và quảng cáo sản phẩm hoặc
dịch vụ ở nước ngoài vì không có biểu tượng phù hợp hay dấu hiệu nhận
biết dễ dàng để liên hệ sản phẩm/ dịch vụ với doanh nghiệp vì việc tiếp
thị một sản phẩm không có nhãn hiệu rõ ràng là khó hơn nhiều.
Một lần nữa ông khẳng định: “Bảo hộ nhãn hiệu đặc biệt
hữu ích và cần thiết với các doanh nghiệp Việt Nam do hầu hết là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ mới tham gia thị trường khi tham vọng củng cố và
mở rộng thị phần là một yêu cầu khách quan và hết sức bức thiết.”
Thực tế với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và tạo lập
uy tín cho nhãn hiệu của riêng mình đã khó nhưng việc giữ gìn, bảo vệ nó
còn khó hơn nhiều nếu như không được đăng ký bảo hộ. “Nhãn hiệu có vị
trí đặc biệt quan trọng và trở thành “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp
trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, nhiều người đã đúng khi khẳng
định “Mất nhãn hiệu là mất thị trường”” – Ông Hồng nói.
DN nên quan tâm đối với việc đăng ký bảo hộ ở nước ngoài
Doanh
nghiệp không chỉ nên quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ trong nước mà
việc đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cũng không kém phần quan trọng bởi việc
bảo hộ nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước thực
hiện bảo hộ. “Để mất hay tranh chấp đối với nhãn hiệu ở trong nước đã
phức tạp và tốn kém cho doanh nghiệp, nhưng điều đó sẽ phức tạp và tốn
kém gấp nhiều lần nếu như xảy ra ở nước ngoài” – TS Hồng cho biết.
Ngoài ra, khả năng những người chiếm đoạt nhãn hiệu sẽ lợi dụng để
sản xuất hàng giả đưa vào Việt Nam cũng rất cao, làm ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại chính thị trường trong nước.
Để có thể “đòi lại” nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp sẽ rất vất vả,
khó khăn và thiệt hại đủ đường.Nếu việc DN bảo hộ nhãn hiệu kịp thời
thì DN có thể chủ động tiếp thị, quảng cáo sản phẩm đến thị trường, xúc
tiến thương mại, khuếch trương hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính việc
bảo hộ này là cơ sở pháp lý quan trọng để đấu tranh với hàng giả, hàng
nhái, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của nhà
sản xuất và người tiêu dùng.
Tạo dựng nhân cách cho thương hiệu
Nhân
cách thương hiệu (Brand Personality) là tấm gương phản chiếu mà thông
qua đó khách hàng nhìn ra nhân cách của chính họ và tự hào khi giao dịch
với thương hiệu.
Những
giá trị nhân sinh học được tôn vinh không qua hành xử của thương hiệu
phải xuất phát từ những giá trị được khách hàng chọn làm mẫu mực cho
chính họ.
Khi đó, nhân cách của thương hiệu mới chính là nhân cách của khách hàng. Đó là những đúc kết được GS.TS Tôn Thất Nguyễn Thiêm đưa ra tại hội thảo “Thấu hiểu nhân cách tiêu dùng để phát triển nhân cách thương hiệu” vừa diễn ra tại TPHCM tháng 9 vừa qua.
Nhân cách thương hiệu khác với cá tính hay tính cách của thương hiệu. Nếu nhân cách là cái “đức” bên trong để gia tăng sức hút giúp giũ chân khách hàng thế hiện ở những điều “chân, thiện, mỹ” mà thương hiệu mang đến cho xã hội và thị trường thì tính cách hay cá tính của thương hiệu là vẻ bề ngoài nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ để chinh phục các giác quan của người tiêu dùng.
Nếu
chỉ tập trung vào vẻ hào nhoáng bên ngoài, thương hiệu nào cũng sẽ được
vinh danh là “đẳng cấp, sang trọng, lịch lãm, thành đạt…” và tạo ra sự
nhàm chán, vô vị. Vì thế, chú trọng những giá trị được khách hàng chọn
lựa chính là cách tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ những giá trị
nhân bản trường tồn.
Một thương hiệu có nhân cách phải hội tụ đủ cả ba yếu tố: đối xử đàng hoàng với người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và thấu hiểu người tiêu dùng.
Đối xử đàng hoàng với người lao động
Trong một thời gian dài, việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp gắn liền với phong trào đạt tiêu chuẩn ISO, rồi phong trào làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu… Đến nay, đây được xem như những điều kiện tiền đề tất yếu để có một thương hiệu mạnh.
Để
xây dựng được một thương hiệu “có tình người” doanh nghiệp cần hoàn
thiện các quy trình tổ chức nhân sự, tạo điều kiện tốt nhất cho người
lao động khi làm việc, và xa hơn thế, phải quan tâm đến cả tương lai của
người lao động. Tại Pháp, một cuộc điều tra năm 2003 cho thay 65% dân
số sẵn sàng tẩy chay thương hiệu nào sử dụng lao động dưới 12 tuổi, 50%
sẵn sàng ngưng sử dụng các thương hiệu sa thải hàng loạt công nhân nhằm
mục đích tăng lợi nhuận.
Khi đó, nhân cách của thương hiệu mới chính là nhân cách của khách hàng. Đó là những đúc kết được GS.TS Tôn Thất Nguyễn Thiêm đưa ra tại hội thảo “Thấu hiểu nhân cách tiêu dùng để phát triển nhân cách thương hiệu” vừa diễn ra tại TPHCM tháng 9 vừa qua.
Nhân cách thương hiệu khác với cá tính hay tính cách của thương hiệu. Nếu nhân cách là cái “đức” bên trong để gia tăng sức hút giúp giũ chân khách hàng thế hiện ở những điều “chân, thiện, mỹ” mà thương hiệu mang đến cho xã hội và thị trường thì tính cách hay cá tính của thương hiệu là vẻ bề ngoài nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ để chinh phục các giác quan của người tiêu dùng.
Một thương hiệu có nhân cách phải hội tụ đủ cả ba yếu tố: đối xử đàng hoàng với người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và thấu hiểu người tiêu dùng.
Đối xử đàng hoàng với người lao động
Trong một thời gian dài, việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp gắn liền với phong trào đạt tiêu chuẩn ISO, rồi phong trào làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu… Đến nay, đây được xem như những điều kiện tiền đề tất yếu để có một thương hiệu mạnh.
Thương hiệu có cá tính và tính cách rõ ràng là chưa đủ đối với xã hội bởi nó còn phải minh chứng cho việc góp phần phát huy tính nhân bản với đời sống cộng đồng. Nhân cách của một thương hiệu phải được khởi sự từ bên trong của doanh nghiệp, thể hiện ở sự tôn trọng và tạo điều kiện để phát huy năng lực và phẩm chất của người lao động.
Bảo vệ môi trường sinh thái
Vụ án Vedan xả nước thải làm Ô nhiễm sông Thị Vải cách đây hơn một năm là hồi chuông cảnh báo các doanh nghiệp phải có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống của con người. Gian dối về xử lý chất thải hay tạo ra sản phẩm gây hại cho môi trường là cách tàn phá những giá trị bền vững của thương hiệu. Xã hội càng phát triển, cuộc sống càng hiện đại, văn minh thì yếu tố môi trường và sức khỏe người tiêu dùng càng được đề cao.
Chính vì thế, các doanh nghiệp ngày nay còn hướng hoạt động kinh doanh theo “hành trình xanh”. Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, tài trợ cho các dự án làm sạch môi trường, phát minh ra những nguồn năng lượng thay thế… là cách xây dựng và duy trì những giá trị trường tồn cho doanh nghiệp.
Thấu hiểu người tiêu dùng
Doanh nghiệp cần tìm hiểu vì sao khách hàng hãnh diện khi liên hệ với thương hiệu. Muốn như vậy, cần thấu hiểu người tiêu dùng muốn thể hiện điều gì thông qua hành vi mua sắm. Khi lựa chọn một thương hiệu, khách hàng muốn người khác ngưỡng mộ mình, muốn khẳng định phong cách mua sắm hoặc thể hiện những mối quan hệ vượt ra khỏi hành vi mua hàng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi khách hàng trung thành với thương hiệu thì họ cũng buộc doanh nghiệp phải hành xử đúng theo nhân cách và giá trị mà thương hiệu là biểu tượng.
Thương hiệu Nike từng được ngưỡng mộ bởi thông điệp “Giúp con người bay lên nhờ đôi cánh của thần Nike”. Nhưng chỉ một vụ tai tiếng về hành hạ công nhân Việt Nam đã làm hỏng nhân cách của thương hiệu, bởi nó cho thấy Nike đã không trung thành với những giá trị nhân sinh mà mình đề cao.
Phát triễn thương hiệu: Cần sự đầu tư bài bản
Xuất
khẩu trực tiếp từ lâu vẫn là niềm ao ước của người Việt Nam. Tuy nhien
điều đó không dễ vì hầu như doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về thị
trường thế giới và không chủ động trong tiếp cận đối tác, thậm chí rất
thiếu kỹ năng trong tham gia thị trường quốc tế.
Thực
tế cho thấy, đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và
vừa, thiếu sự gắn kết tập trung giữa các cơ sở sản xuất nên khó đáp ứng
được những đơn hàng lớn.
Còn nếu chỉ làm
theo mẫu mã của các nhà nhập khẩu nước ngoài thì ta sẽ bị thụ động, ỷ
lại và trông chờ, và điều này chỉ mang lại những
- Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua những lợi ích của sản phẩm (tính năng sản phẩm), dịch vụ (giao hàng, hướng dẫn sử dụng, dịch vụ bảo trì, bảo hành, tín dụng thanh toán...) và những giá trị cảm xúc do thương hiệu mang lại (sự thỏa mãn, sự hài lòng, sự yên tâm, niềm hy vọng, cảm giác đẳng cấp, thời thượng, sành điệu, sang trọng...).
- Doanh nghiệp thu lại giá trị cho mình thông qua lợi nhuận, uy tín, giá trị thương hiệu, cơ hội phát triển...giá trị gia tăng nhỏ nhoi cho các doanh nghiệp, vì thiếu tính chủ động trong huy động các nguồn lực sản xuất.
Đó
là chưa kể, thị hiếu con người luôn biến đổi theo thời gian, nếu các
doanh nghiệp không chịu nghiên cứu mà cứ sử dụng các mẫu mã cũ sẽ rất dễ
gây nhàm chán. Vì vậy, việc đưa ra được những sản phẩm độc đáo sẽ có
tính quyết định quan trọng trong nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
Chủ động tìm thị trường
Theo các chuyên gia, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần chủ động tìm kiếm qua các kênh làm việc trực tiếp hoặc qua các đoàn khảo sát, qua Thương vụ Việt Nam tại các nước hoặc qua các hội chợ, triển lãm, qua người thân, bạn bè đi du lịch, công tác ở nước ngoài... Đặc biệt là phải tìm được các kênh phân phối riêng bằng những mặt hàng đặc biệt với những mẫu mã độc đáo khác lạ, tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng sức cạnh tranh trên thị trường.
NQ
Chuyên đề lốp xe
Tại
sao lốp có thể nâng đỡ trọng lượng xe?
Thật ra, lốp xe không trực tiếp nâng trọng lượng của xe. Lốp xe chỉ là
một vật chứa không khí có áp suất cao. Chấp nhận quan điểm này, bạn sẽ
dễ dàng hiểu được vấn đề. Bạn hãy làm một ví dụ nhỏ: nâng bánh xe lên và
đo áp suất lốp. Sau đó so sánh với áp suất lốp khi không nâng bánh xe.
Điều thú vị là áp suất sẽ không đổi.
Lốp xe cũng có gì đó giống như một quả bóng. Lốp xe cũng có phần giống như một quả bóng. Độ đàn hồi của lốp giúp áp suất không khí bên trong không đổi. Chính áp suất không khí trong lốp đã nâng đỡ xe.
Tại sao lốp bị nóng khi xe chạy?
Nhiệt độ chính là kẻ thủ lớn nhất của lốp. Nhiệt có thể làm yếu kết của của lốp gây ra hỏng hóc. Khi xe chạy trên đường trường với tốc độ càng cao hoặc tải trọng càng nặng thì lốp dễ hỏng hơn vì nhiệt tăng cao.
Tại sao cần phải tăng áp suất lốp khi xe chở nặng?
Hình minh họa.
Chúng ta đều biết là khi xe chở càng nặng thì phần lốp bên dưới (tiếp xúc mặt đường) sẽ càng bị biến dạng (xem hình), do đó nhiệt sinh ra sẽ càng nhiều. Nếu làm cho lốp xe ít biến dạng hơn (bằng cách tăng áp suất lốp chẳng hạn) thì lốp sẽ ít nóng hơn.
Tại sao áp suất lốp lại quan trọng đối với bạn?
Áp suất quá thấp (lốp non)
Hãy nhìn vào biểu đồ và tìm cột áp suất -20%, khi đó tuổi thọ của lốp giảm chỉ còn 85%. Việc bạn phải tốn thêm tiền chỉ là một tác hại, dưới đây là các tác hại khác của áp suất lốp quá thấp
·Lốp dễ hư hỏng do nhiệt
·Lốp phải hoạt động “vất vả” hơn khi bánh xe quay. Động cơ nặng hơn và tốn nhiều nhiên liệu hơn. Chỉ cần áp suất lốp thấp hơn một chút thì xe tiêu hao hơn 5% nhiêu liệu.
·Gai lốp nhanh bị hỏng hơn 25%, tùy thuộc độ “non” của lốp
·Tăng khả năng lốp mòn không đều và phải thay lốp sớm
·Việc điều khiển xe cũng bị ảnh hưởng. Tay lái nặng hơn
Đùa một chút: bạn hãy thử yêu cầu đại lý lốp xe bơm lốp thấp hơn 20% và nhìn vào lốp. Bạn sẽ thấy nó bình thường. Vì vậy áp suất lốp nên được kiểm tra bằng đồng hồ đo, mắt bạn sẽ không thể thay thế đồng hồ đo được!
Áp suất lốp quá cao
Dưới đây là một số tác hại do áp suất lốp quá cao:
·Xe không êm dịu
·Lốp dễ bị hỏng khi chạy trên đường xấu
·Phát sinh nhiều tiếng ồn khi lái
·Gai lốp mòn không đều, phải thay lốp sớm
·Tay lái nhẹ hơn, bánh xe đáp ứng tốt hơn. Đây là điểm tốt đối với một tay lái thể thao, nhưng bạn có thể gặp khó khăn với điều kiện đường ướt.
Rõ ràng là áp suất lốp rất quan trọng đối với túi tiền của bạn cũng như sự an toàn. Vì vậy áp suất lốp bao nhiêu là đúng?
Tôi đã từng chứng kiến một cơ sở lốp xe đã bơm lốp đến áp suất ghi trên hông lốp. Điều này hoàn toàn sai. Áp suất ghi trên hông lốp là áp suất tối đa mà lốp chịu được chứ không phải áp suất tiêu chuẩn.
Các nhà sản xuất xe luôn dán một bảng áp suất lốp tiêu chuẩn trên xe (thường có màu vàng, được dán trên cột chữ B – xem hình) hoặc ghi trong sách hướng dẫn sử dụng.
Một số nhà sản xuất còn ghi áp suất khi xe chở 2 người hoặc khi chở 4 người. Một điểm cuối cùng để bạn kiểm tra là nếu áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất xe cao hơn áp suất ghi trên lốp thì bạn đã chọn sai lốp cho xe!
Lợi ích của việc đảo lốp
Đảo lốp giúp ngăn ngừa mài mòn bằng việc làm cho lốp nằm ở các vị trí bánh khác nhau càng nhiều càng tốt, giúp lốp mòn đều hơn và bền hơn. Nên nhớ rằng việc đảo lốp không thể giúp sửa lại những hư hỏng trong kết cấu lốp.
Khi các lốp xe cùng mòn giống nhau, bạn sẽ thay cùng lúc 4 lốp và duy trì được tay lái chuẩn mà không cần chỉnh lại. Nhà sản xuất thường khuyên bạn nên đảo lốp mỗi 5.000 – 8.000 km, ngay cả khi lốp chưa bị mòn. Đây cũng là dịp để chúng được kiểm tra hư hỏng và loại bỏ các đá nhỏ chèn vào gai lốp. Bạn nên kết hợp đảo lốp với thay dầu máy luôn một lần là tốt nhất.
Nên đảo lốp như thế nào? Bạn nên đảo lốp theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Dưới đây là các sơ đồ đảo lốp
Đảo 4 lốp với nhau – sử dụng trong trường hợp bánh xe dự phòng (bánh sơ-cua) là loại nhỏ, khác với 4 bánh đang sử dụng:
Sơ đồ A và B: dành cho xe dẫn động bằng 2 bánh trước (lốp không có chiều quay)
Sơ đồ C: dành cho xe dẫn động bằng 2 bánh sau (lốp không có chiều quay)
Sơ đồ D: dành cho xe dẫn động bằng 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau (lốp có chiều quay)
Sơ đồ E: dành cho xe có lốp trước khác với lốp sau (lốp không có chiều quay)
Đảo 5 lốp – sử dụng đối với xe có bánh xe dự phòng giống với các bánh còn lại:
Sơ đồ F: xe dẫn động 2 bánh trước (lốp không có chiều quay)
Sơ đồ G: xe dẫn động 2 bánh sau, dẫn động 4 bánh, dẫn động tất cả các bánh (lốp không có chiều quay)
Công nghệ lốp xe có khả năng sử dụng khi bị xẹp (Flat tire technology)
Bạn có bao giờ trễ giờ làm hay một cuộc hẹn với bạn bè khi lốp bị xẹp? Khi đó, bạn sẽ hiểu được sự phiền phức do lốp xẹp đến mức nào. Nhiều xe hiện nay có hệ thống kiểm tra áp suất lốp. Hệ thống sẽ cảnh báo khi áp suất lốp thấp hơn tiêu chuẩn. Các hệ thống cảnh báo áp suất lốp sẽ rất tiện lợi cho tài xế trong việc linh hoạt trong việc quyết định khi nào cần thay lốp hoặc sửa lốp ở đâu. Dưới đây là 3 ví dụ về kỹ thuật mới này:
(1)Lốp xe có khả năng sử dụng khi bị xẹp (Run Flat Tires)
(2) Lốp tự vá (Continental - ContiSeal)
(3) Lốp có khả năng sử dụng khi bị xẹp Michelin PAX
Làm sao để biết đường kính lốp, bề rộng mâm và độ lệch tâm của mâm bánh xe?
Đường kính lốp
Ví dụ lốp có ký hiệu 185/65 R 13 91 H. Chiều cao lốp được tính là 185x65%=120,25mm. Chúng ta cũng biết rằng mâm bánh xe có đường kính 13 inch (330,20mm). Bây giờ chúng ta tính được:
Đường kính tổng cộng bánh xe = đường kính mâm + 2 lần chiều cao lốp (xem hình)
Như vậy, đường kính tổng cộng bánh xe = 330,20 + 2 x 120,25 = 570,70 mm
Độ lệch tâm (ký hiệu ET)
Mâm bánh xe thường có ghi độ lệch tâm ký hiệu là “ET”. Ví dụ như ET 45 thì độ lệch tâm được hiểu là 45mm
Nên nhớ là khi bạn thay đổi đường kính bánh xe thì độ lệch tâm cũng thay đổi. Điều này có ảnh hưởng đến việc điều khiển xe.
Bề rộng mâm bánh xe
Cách “độ” mâm bánh xe đúng
Tăng kích thước
Lốp chuẩn
Chỉ tăng bề rộng lốp
Tăng 1 inch
Tăng 2 inch
Lốp xe
205/60 R16
225/55 R16
225/50 R17
245/40 R18
Chiều cao tổng thể của bánh xe (mm)
652,3
653,8
656,6
653,0
Lốp xe
205/60 R16
215/55 R16
215/50 R17
235/40 R18
Chiều cao tổng thể của bánh xe (mm)
652,3
642,9
646,7
645,2
Chỉ tăng bề rộng lốp:
Tăng bề rộng lốp thích hợp với những người có ngân sách nhỏ vì chỉ cần thay lốp mà thôi. Thông thường người ta thích thay lốp rộng hơn. Điều này làm tăng thêm một chút khả năng bám đường. Trong ví dụ 1 (xem bảng), lốp mới rộng hơn (từ 205mm tăng lên 225mm) được lắp vào, lúc này chiều cao tổng thể của bánh xe không khác biệt nhiều với lốp chuẩn.
Trong ví dụ 2, lốp mới được lắp vào có bề rộng nhỏ hơn ví dụ 1, nhưng bây giờ chiều cao tổng thể của bánh xe khác biệt khá nhiều với lốp chuẩn. Việc sử dụng lốp có chiều cao nhỏ hơn sẽ giúp tăng độ cứng cho hông lốp nhưng lại không tiện nghi khi lái xe.
Ví dụ 1 là trường hợp tốt nhất để xem xét bởi vì nó duy trì đường kính tổng thể của bánh xe gần giống với lốp chuẩn.
Việc độ lốp tùy thuộc vào tính năng mà bạn mong muốn đạt được. Bạn nên thật cẩn thận để duy trì chiều cao tổng thể của bánh xe trong giới hạn của nhà sản xuất cũng như trong giới hạn của luật pháp. Nên nhớ rằng việc thay đổi chiều cao tổng thể của bánh xe có thể ảnh hưởng đến một số hệ thống như: hệ thống phanh ABS, hệ thống ổn định xe điện tử ESP… và làm cho xe bạn kém an toàn hơn.
Tăng 1 inch:
Tăng 1 inch có nghĩa là bạn tăng thêm 1 inch cho mâm bánh xe. Bạn cần phải chú ý tới khác biệt ở chiều cao tổng thể của bánh xe ở ví dụ 1 và ví dụ 2
Tăng 2 inch
“Tăng 2 inch” có nghĩa là bạn muốn tăng đường kính mâm bánh xe thêm 2 inch. Một lần nữa bạn phải chú ý tới khác biệt ở chiều cao tổng thể của bánh xe ở ví dụ 1 và ví dụ 2
Tăng 3 inch hay nhiều hơn:
Lúc này vấn đề trở nên phức tạp hơn. Bạn hãy hỏi ý kiến các chuyên gia về mâm và lốp xe bởi vì tải trọng của lốp trở nên quan trọng. Ngoài ra, các vấn đề khác cũng cần được xem xét khi tăng mâm bánh xe từ 3 inch trở lên.
Mỗi quốc gia có quy định riêng về việc thay đổi kích thước bánh xe và mỗi nhà sản xuất cũng có giới hạn về điều này. Khi độ bánh xe, hãy đảm bảo tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật đều được xem xét, bao gồm: chiều cao tổng thể bánh xe, độ lệch tâm, tải trọng của lốp. Việc kiểm tra có thể mất hàng giờ và nên được thực hiện bở những kỹ sư, kỹ thuật viên ô tô chuyên nghiệp.
MẸO VẶT
·Kiểm tra áp suất lốp mỗi 2 – 4 tuần và luôn luôn kiểm tra trước những chuyến đi xa/ tải nặng
·Điều chỉnh áp suất theo đúng quy định nhà sản xuất được ghi trong thẻ vàng dán trên xe
·Đừng quên kiểm tra áp suất bánh xe dự phòng
·Khi thấy điều gì bất thường, lập tức mang xe cho những người có chuyên môn kiểm tra
·Đảo lốp mỗi 5.000 – 8.000 km
·Khi đọc áp suất lốp, nên nhớ rằng đó là áp suất đo khi bánh xe nguội
·Lắp đúng lốp theo hướng dẫn của nhà sản xuất
·Đảm bảo rằng lốp xe theo đúng quy định pháp luật
NQ (Nguồn Autovina)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)