Phát triễn thương hiệu: Cần sự đầu tư bài bản

Xuất khẩu trực tiếp từ lâu vẫn là niềm ao ước của người Việt Nam. Tuy nhien điều đó không dễ vì hầu như doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về thị trường thế giới và không chủ động trong tiếp cận đối tác, thậm chí rất thiếu kỹ năng trong tham gia thị trường quốc tế.
Thực tế cho thấy, đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, thiếu sự gắn kết tập trung giữa các cơ sở sản xuất nên khó đáp ứng được những đơn hàng lớn.
Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp chưa có điều kiện và cũng chưa chú trọng đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp, nhất là việc tạo mẫu và thiết kế.

Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ. Hệ quả là rất nhiều hàng thủ công Việt Nam không có những công dụng rõ rệt và chưa hướng vào mục tiêu chiếm lĩnh một thị trường cụ thể nào.
Ví dụ, thị trường châu Phi và Tây Nam Á thường ưa chuộng những sản phẩm màu sắc đậm, hàng khổ to, thô ráp, không cần tinh xảo, phù hợp với thiên nhiên và không gian rộng. Thị trường Ả Rập thường không thích những sản phẩm có hình sư tử, hổ, báo, hươu nai vì không phù hợp với đặc trưng văn hóa nắng nóng sa mạc cát của vùng này. Nếu chúng ta cứ sao chép dập khuôn kiểu dáng giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc của Trung Quốc thì sẽ gặp những vấn đề rắc rối về mặt pháp lý và sở hữu trí tuệ.

- Doanh nghiệp thu lại giá trị cho mình thông qua lợi nhuận, uy tín, giá trị thương hiệu, cơ hội phát triển... giá trị gia tăng nhỏ nhoi cho các doanh nghiệp, vì thiếu tính chủ động trong huy động các nguồn lực sản xuất.  


Đó là chưa kể, thị hiếu con người luôn biến đổi theo thời gian, nếu các doanh nghiệp không chịu nghiên cứu mà cứ sử dụng các mẫu mã cũ sẽ rất dễ gây nhàm chán. Vì vậy, việc đưa ra được những sản phẩm độc đáo sẽ có tính quyết định quan trọng trong nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. 


Chủ động tìm thị trường

 Việc xuất khẩu qua trung gian đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sản xuất phải chấp nhận giá bán thấp, gây ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp và thu nhập người lao động, khó nắm bắt được nhu cầu khách hàng. Không chỉ mất chi phí trung gian mà các doanh nghiệp còn mất đi cơ hội được giới thiệu về sản phẩm của mình bởi vì sản phẩm xuất ra nước ngoài phải mang nhãn mác của các nhà phân phối lớn trên thế giới.   Theo một khảo sát của Trường Đại học Thương mại năm 2008, có tới 80% số hợp đồng xuất khẩu nông sản, thủ công mỹ nghệ được ký kết với nước ngoài là do đối tác tự tìm đến. Điều đó cho thấy, nếu các doanh nghiệp năng động hơn nữa trong việc tìm kiếm đối tác thì tiềm năng rất dồi dào.
Theo các chuyên gia, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần chủ động tìm kiếm qua các kênh làm việc trực tiếp hoặc qua các đoàn khảo sát, qua Thương vụ Việt Nam tại các nước hoặc qua các hội chợ, triển lãm, qua người thân, bạn bè đi du lịch, công tác ở nước ngoài... Đặc biệt là phải tìm được các kênh phân phối riêng bằng những mặt hàng đặc biệt với những mẫu mã độc đáo khác lạ, tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng sức cạnh tranh trên thị trường.

NQ

Hướng tới chiến lược cạnh tranh động

Bài viết này bàn đến việc lựa chọn chiến lược kinh doanh như thế nào cho hiệu quả dưới góc độ kinh tế học Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không thể chỉ hiểu đơn giản qua việc cạnh tranh sống còn mà còn được hiểu như sự tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng hơn nữa nhu cầu con người. Cạnh tranh là chìa khóa hướng tới sự phát triển xã hội hiện đại và là giải pháp để hướng tới mục tiêu mọi người cùng hưởng lợi.
 
 
Minh họa: Khều.
Kể từ khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2006, và sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ có những sức bật mạnh và bùng nổ nhu cầu trong thập kỷ tới. Việc tham gia của nhiều tổ chức, thành phần kinh tế chuyên nghiệp trong nước và nước ngoài làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Bài viết này bàn đến việc lựa chọn chiến lược kinh doanh như thế nào cho hiệu quả dưới góc độ kinh tế học.

Sự đa dạng của sản phẩm và nhu cầu thị trường

Từ bài học cơ bản về kinh tế của Adam Smith với lý thuyết “bàn tay vô hình”, trong đó mô tả cơ chế cạnh tranh về giá cho một loại sản phẩm duy nhất trong một thị trường đồng nhất, việc sản phẩm được bán với giá bằng chi phí sẽ cho doanh nghiệp lợi nhuận bằng 0.

Thực tế chứng minh rất nhiều trường hợp, trong đó cơ chế “bàn tay vô hình” không được áp dụng. Vì vậy, việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường, sự thay đổi, mục tiêu phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Thị trường trong lý thuyết của Adam Smith được miêu tả là đồng nhất (homogenous) với cùng một mức độ nhu cầu của mọi người. Trong thực tế, nhu cầu của con người rất khác nhau, được quyết định bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, văn hóa, thu nhập… tạo nên một nhu cầu đa dạng trong thực tiễn.

Vì vậy, một sản phẩm không thể đáp ứng được tất cả những đòi hỏi đó. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một chiến lược đúng đắn để đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm thiểu sự cạnh tranh đơn giản về giá thông qua chiến lược cạnh tranh dựa trên sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ (differentiation).

Trong kinh tế học, doanh nghiệp có thể lựa chọn hai loại khác biệt là khác biệt dọc (vertical) và ngang (horizontal). Khi sản phẩm có sự khác biệt về chất lượng, những đặc tính chất lượng mà chúng ta có thể cân, đong, đo, đếm và so sánh được thì gọi là sự khác biệt dọc. Chẳng hạn, ôtô do Trung Quốc sản xuất thì thường không thể so sánh được với ôtô do Mỹ, Nhật sản xuất; hoặc dịch vụ trong một khách sạn 5 sao sẽ tốt hơn nhiều so với dịch vụ tại một nhà trọ dành cho sinh viên.

Ngoài ra, khi sản phẩm có những đặc tính khác biệt, nhưng sự cảm nhận về sự khác biệt đó là do nhu cầu, sự cảm nhận của từng nhóm khách hàng, hay đơn giản là do vị trí địa lý của sản phẩm đó. Chẳng hạn, chúng ta không thể nói chất lượng dịch vụ của hãng viễn thông này tốt hơn hãng viễn thông kia hoặc ngược lại. Tuy nhiên, có nhiều người ưa thích sử dụng dịch vụ của hãng này trong khi đó số khác lại chọn hãng kia.

Hoặc trên một con đường có hai cửa hàng bán cùng một loại kem. Nếu hai cửa hàng đó kinh doanh tại cùng một địa điểm, thì chúng ta quay trở lại trường hợp của Adam Smith, hai cửa hàng này sẽ đạt được lợi nhuận bằng 0 bởi khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ hàng kem nào và do đó việc tăng giá sẽ không bán được hàng (chúng ta không xem xét trường hợp có sự cấu kết hay thông đồng giữa hai cửa hàng kem).

Thử tưởng tượng trong trường hợp hai cửa hàng kem đặt tại hai đầu của con đường đó. Lúc này cửa hàng kem có thể bán giá cao hơn trường hợp trước, bởi khách hàng không dễ dàng thay đổi nơi mua hàng vì như thế khách hàng sẽ phải mất chi phí di chuyển trên con đường đó.

Từ hai loại khác biệt về sản phẩm, dịch vụ ở trên, có thể thấy rằng việc cạnh tranh không nhất thiết phải giảm giá thành và trong rất nhiều trường hợp khách hàng mong muốn có sự khác biệt về sản phẩm hơn là sự khác biệt về giá. Do vậy, để thành công, doanh nghiệp cần phải hiểu được sự phân khúc thị trường (market segmentation) và việc cung cấp sản phẩm hay dịch vụ phải hướng tới những nhóm khách hàng nhất định.

Từ cạnh tranh tĩnh, hướng tới cạnh tranh động

Như đã đề cập ở trên, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể được hiểu như là sự cạnh tranh tĩnh: cạnh tranh dựa trên sự khác biệt mà không xét đến chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ. Hướng tới cạnh tranh động, doanh nghiệp cần có sự đầu tư thích hợp vào việc nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm mới.

Trường hợp sản phẩm mới thay thế hoàn toàn sản phẩm cũ thì gọi là cạnh tranh hủy diệt (destructive competition) và doanh nghiệp thành công trở thành doanh nghiệp độc quyền và đạt được lợi nhuận cực đại (winner-take-all) cho đến khi một sản phẩm khác được tạo ra. Trong thực tế có rất nhiều phát minh, sáng chế đã thay thế các sản phẩm cũ như sự ra đời của máy tính cá nhân đã làm biến mất nhu cầu sử dụng máy đánh chữ; xe gắn máy ngày nay đã thay thế hoàn toàn những chiếc Mobilette của những thập kỷ trước.

Trong trường hợp cạnh tranh ít khắc nghiệt hơn và sản phẩm mới không thể thay thế hoàn toàn sản phẩm cũ, ít nhất trong một thời gian ngắn, hoặc có sự xuất hiện sản phẩm khác tương tự, có thể cạnh tranh với sản phẩm đó, doanh nghiệp tiên phong vẫn có thể được lợi từ bước đi chiến lược của mình (first mover advantages) như quá trình xây dựng thương hiệu, danh tiếng, tích lũy nguồn vốn, kiến thức thị trường nhiều hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác ra đời sau.

Tất nhiên, việc đi tiên phong cũng có những rủi ro nhất định, và người đi sau có thể tránh được những rủi ro đó từ việc học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Do đó, một doanh nghiệp muốn thành công cần có chiến lược mạo hiểm nhưng khôn ngoan.

Ngoài ra, khi một doanh nghiệp đầu tư nhằm mục đích cung cấp một sản phẩm, dịch vụ trên một thị trường mới, chúng ta có thể nói doanh nghiệp đó cạnh tranh cho thị trường (compete for the market). Còn cạnh tranh trong thị trường (compete in the market) là cuộc đua của những doanh nghiệp tại thị trường cũ.

Chẳng hạn, thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông 3G được kỳ vọng là cuộc đua cho thị trường mới, trong đó người sử dụng được hưởng dịch vụ viễn thông di động hiện đại với nhiều chức năng, ứng dụng mới như truy cập Internet, xem ti vi…

Ngược lại, hiện nay, sự cạnh tranh giữa các hãng viễn thông tại Việt Nam được hiểu là sự cạnh tranh trong thị trường. Các doanh nghiệp cố gắng cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ 2G hiện tại như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, giá cước hấp dẫn hơn…

Tóm lại, chiến lược cạnh tranh đa dạng và khôn ngoan sẽ đem lại lợi nhuận doanh nghiệp và cũng làm tăng sự thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Đó chính là cách tốt nhất để mọi người cùng được hưởng lợi.
NQ

Trang trí ngôi nhà mùa xuân

Mùa xuân chính là mùa để vạn vật khởi đầu một cuộc sống mới, ngôi nhà thân yêu của chúng ta cũng không phải là ngoại lệ. Bạn hoàn toàn có thể mang đến cho ngôi nhà một sức sống mới bằng việc trang trí theo những gợi ý dưới đây. 
 
1.Bổ sung màu trắng
Màu trắng chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất để mang lại cho ngôi nhà một không gian sáng sủa tươi mát. Nếu như căn hộ của bạn được thiết kế thiên về các tông màu ấm như màu vàng, nâu hay màu đỏ…thì thay vì chọn màu trắng sáng bạn nên chọn màu trắng ngà, màu kem nhạt để sự lựa chọn không bị lạc tông.
2.Chú ý đến bức tường tiêu điểm
Chỉ một sự thay đổi nhỏ ở bức tường trọng tâm sẽ mang đến một bộ mặt hoàn toàn khác cho cả căn phòng. Sự lựa chọn phù hợp cho mùa xuân sẽ là những màu sắc tươi sáng, ấm áp như màu hồng tươi hoặc xanh da trời.
3.Sử dụng hoạ tiết hoa
Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc chính vì lẽ đó mà những hoạ tiết hoa trang trí được sử dụng cho vải bọc ghế, vỏ gối, rèm cửa…cũng chính là cách mà bạn mang hơi thở của mùa xuân vào không gian sống của mình. Cách làm này không tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhưng bạn hãy nhớ chú ý để lựa chọn những hoa văn sao cho phù hợp với bối cảnh chung của cả căn phòng.
4.Lựa chọn một số đồ đạc bằng thuỷ tinh
Những món đồ bằng thuỷ tinh không chỉ mang một nét đẹp khá mềm mại và quyến rũ mà nó còn mang đến thêm cho căn phòng một chút ánh sáng. Lọ hoa, đĩa đựng kẹo, hộp cắm bút…là những lựa chọn bạn nên cân nhắc.
5.Cất những tấm rèm cửa
Những tia nắng của mùa xuân chỉ mang đến cảm giác ấm áp chứ không hề gay gắt vì thế nên bạn hãy tạm thời cất những tấm rèm cửa vào tủ thay vào đó là một vòng hoa lụa chẳng hạn. Đó là một cách hiệu quả để làm mới không gian và cũng là cách để bạn mang thêm thật nhiều không khí của mùa xuân vào nhà.
6.Giữ sạch cửa sổ
Một cửa sổ bám đầy bụi bẩn có thể làm giảm đáng kể lượng ánh sáng đi vào nhà nên bạn cần lau chùi cửa sổ thật sạch. Cửa sổ sạch sẽ sẽ làm căn phòng trở nên sáng hơn, rộng hơn và thoáng mát hơn.
7.Sử dụng những chậu hoa tươi
Khác với việc sử dụng các hoạ tiết hoa trong trang trí, bạn có thể mang bất kỳ cây hoa nào mà bạn yêu thích ngoài vườn nhà vào trong phòng, cách làm này đơn giản mà lại đem lại hiệu quả rất tốt. Và sẽ càng đặc biệt hơn khi những bông hoa tươi thắm đó được chính bạn chăn bón mà có được.
8. Làm sạch tất cả những món đồ trang trí trên tường
Công việc này không chỉ đảm bảo yếu tố vệ sinh đơn thuần mà những đồ đạc sạch bóng xung quanh bạn sẽ làm cho không gian sảng sủa và tươi mới hơn. 



NQ

6 Yếu tố cần tránh khi hợp tác kinh doanh

Hợp tác giữa các công ty đã trở thành một phần quan trọng trong kinh doanh. Lý do thật đơn giản: đó là bổ sung kỹ năng cho nhau, chia sẻ công cụ, chi phí và ý tưởng để có thể hiện thực hóa một sáng kiến hay và các bên hợp tác sẽ cùng thu được lợi nhuận.
Nhưng cũng tương tự như một sự “hôn phối” giữa hai cá thể, bên trong mối quan hệ hợp tác thường có không ít rắc rối và thử thách liên quan đến vô số vấn đề như chi phí, thuê mướn nhân viên, chia sẻ lợi nhuận. Vì thế, nếu đang nghĩ đến chuyện hợp tác cùng doanh nghiệp nào đó, bạn hãy cân nhắc đến những điều sau đây:

1. Không cân nhắc kỹ khi góp vốn

Bất cứ lúc nào nói đến việc phải sẻ chia một phần vốn của mình, như tiền bạc, nguyên liệu, thông tin và bất động sản, thì có nghĩa là bạn sẽ mất đi một phần khả năng nắm bắt sự nghiệp của mình. Trong một thế giới hoàn hảo, người hợp tác cùng luôn có ý chí tốt, chính trực và không hề có ý tưởng chiếm đoạt phần tài sản ấy hay sử dụng chúng để kiếm tiền cho riêng mình, nhưng cuộc sống hiện nay không hoàn mỹ như thế. Do đó, hãy luôn cẩn trọng, tính toán mọi chi phí hoạt động và lợi nhuận mà bạn chia sẻ theo một bản thỏa thuận hợp tác. Cũng đừng quên tạo ra một lối thoát dễ dàng cho mình nếu mọi chuyện trở nên không như ý muốn.

2. Hợp tác chỉ vì không đủ tiền thuê nhân công

Đây chính là liều thuốc giết chết sự hợp tác ngay khi mới bắt đầu. Hoàn cảnh thường rất quen thuộc: A có ý tưởng kinh doanh và B lại sở hữu kỹ năng kinh doanh, nhưng A không đủ khả năng thuê mướn B nên họ quyết định cùng chia sẻ công việc, chi phí và lợi nhuận. Điều gì sẽ xảy ra nếu A và B cùng kết thúc mọi thứ trong tình trạng cả hai đối đầu với nhau và A chợt nhận ra rằng anh ta hoàn toàn lệ thuộc vào những điều lệ bắt buộc ghi trong hợp đồng hợp tác với B? Nếu bạn có được một ý tưởng và biết một ai đó có được một kỹ năng thì hãy thuê anh ta hoặc thực hiện một bản hợp đồng chấp thuận sự độc lập của mình.

3. Thiếu hợp đồng hợp tác

Trong sự hợp tác, mọi chi tiết và trách nhiệm đều phải được kê khai rõ ràng và viết ra giấy, và hợp thức hóa bằng hợp đồng có cả sự tham gia của luật sư hai bên. Bạn sẽ rất cần đến luật sư khi tình thế xấu đi.

4. Xem thường việc hợp tác hữu hạn

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của hợp đồng hợp tác chính là việc hiểu nhầm về các điều lệ pháp lý mà các bên đặt ra cho nhau. Một điều đáng chú ý chính là chủ quan trong sự hợp tác hữu hạn, nghĩa là một bên không phải chịu trách nhiệm về những hành động hay bổn phận nào của bên kia. Hãy để luật sư xem xét kỹ vấn đề này trong bản thỏa thuận.

5. Thiếu hẳn một lối thoát

Trong bất kỳ thỏa thuận hợp tác nào, hãy xác định rõ các điều khoản cho phép bạn và đối tác có thể chấm dứt việc hợp tác hoặc những lựa chọn liên quan đến việc mua lại toàn bộ tài sản của đối tác. Đây thật sự là một công việc dễ dàng và minh bạch, cũng như không hề dính dáng đến sự thành công của việc kinh doanh chung.

6. Tiến hành hợp tác 50/50

Trong việc hợp tác cần có một người đứng ra làm chủ. Nếu quyết định hợp tác, hãy góp vốn theo tỷ lệ 60/40 hoặc 70/30. Được như thế, bạn và bên đối tác rõ ràng sẽ có được một nhân vật chủ chốt cho chức danh quản trị và nắm bắt toàn bộ mọi hoạt động của công ty. 


NQ 

Chậm lại để nhanh hơn

Nhiều người thường than phiền rằng việc nhiều quá, bận bù đầu bù cổ, không có thời gian để nghỉ ngơi... Và họ, trước mắt mọi người, lúc nào cũng tất bật, vội vã. Lý do thật đơn giản: họ chưa biết quản lý thời gian! Để quản lý thời gian hiệu quả, nhiều người đã tham gia các lớp học về quản lý thời gian nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề. Vậy “bí quyết” nằm ở đâu? Anh Quách Tuấn Khanh - Giám đốc công ty tiếp thị truyền thông Starlit, kiêm Giám đốc Trung tâm huấn luyện Thành Công
 

- “Bí quyết” sử dụng thời gian hiệu quả là bạn phải tập thật tập trung trong lúc sử dụng thời gian, cho dù bạn đang chơi, đang học, làm việc, nghe nhạc, xem phim… Bạn cứ thưởng thức cuộc sống chứ đừng để cho thời gian trôi qua lãng phí. Hãy nhớ rằng, bạn không thể làm mọi việc cùng một lúc mà chỉ có thể làm từng việc một. Nhiều người cứ lên kế hoạch trong buổi sáng có 10 việc phải làm cho xong và bằng mọi cách phải làm xong những việc đó. Anh ấy có thể hoàn thành tất cả những việc đó nhưng tôi cam đoan với bạn rằng không phải việc nào anh ta cũng làm một cách hoàn hảo. 

* Những kỹ năng cơ bản để “quản lý” thời gian? 

- Hãy đặt thứ tự ưu tiên trong công việc: xác định tầm quan trọng của công việc; mức độ khẩn cấp và phân bố thời gian; dự trù công việc đó mất thời gian bao lâu để thực hiện đúng tiến độ. Nhiều người than phiền là cứ tưởng công việc đó dễ, chỉ cần làm trong một giờ là xong nhưng khi bắt tay vào làm, mất cả ngày vẫn không xong. Kéo theo đó là bao nhiêu việc khác trong ngày bị đình trệ.
Khi làm việc theo một khung thời gian đã định sẵn, người nước ngoài có câu: “How to say no?” (Làm thế nào để nói không). Có nghĩa là, làm sao biết từ chối những công việc không quan trọng và không khẩn cấp để giải quyết công việc mà bạn đang làm cho xong. Đôi khi bạn cũng gặp tình thế “éo le” như: những người có ảnh hưởng đến mình như sếp hay bạn bè nhờ làm một việc khác mà bạn không thể từ chối. Bạn hãy giải thích cho sếp hiểu, tôi sẽ làm công việc sếp giao vào lúc khác. Nhưng trường hợp này hầu như rất ít, hầu hết là do chính bạn không tránh được những “cám dỗ” xung quanh như: đang làm việc, bạn đến rủ đi uống ly cà phê. Bạn cứ nghĩ chỉ mất 10 phút có sao đâu. Ngồi nghe nhạc hay quá. Cứ thế 2 giờ trôi qua…

* Từ chối chỉ là giải pháp tạm? 

- Chính vì là giải pháp tạm nên bạn hãy bắt tay vào việc lập kế hoạch làm việc trong ngày. Rất hiếm người làm điều này vì cho rằng bản thân họ còn chưa đủ thời gian để làm việc lấy đâu ra thời gian lập kế hoạch. Lời khuyên của tôi là: bạn hãy tập thói quen lập kế hoạch trong ngày để mỗi ngày xem lại và lập lại kế hoạch cho ngày mai. Câu nói “Không lập kế hoạch nghĩa là lập kế hoạch để thất bại” luôn luôn đúng. Bạn không có kế hoạch trong ngày thì làm sao có kế hoạch trong một tháng, một năm và kế hoạch cả cuộc đời. Thời gian đầu bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi thực hiện cam kết đó. Tập dần, bạn sẽ thấy quen thôi. 

* Vì sao nhiều người đã học qua nhiều lớp quản lý thời gian nhưng vẫn không thực hiện được? 

- Là do họ không rèn luyện, không cam kết, không giữ kỷ luật với chính bản thân mình. 

* Anh có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm? 

- Tập trung sẽ làm việc tốt. Hứng thú trong công việc sẽ giải quyết công việc tốt. Thói quen của cuộc sống hiện đại lúc nào cũng hối hả đã làm cho con người mỏi mệt hơn. Hãy rèn luyện để cuộc sống chậm lại. Chậm ở đây không phải là làm mọi thứ chậm mà là phá bỏ thói quen gấp gáp để tập trung vào đúng việc của mình. Sống chậm lại để nhanh hơn, đạt được kết quả tốt hơn. Mỗi ngày bạn nên dành 5, 10 phút tập trung lắng nghe hơi thở, hoặc suy nghĩ về bản thân mình.

khi nào nên thay dầu động cơ

Các chuyên gia cho rằng nếu đi dưới thời tiết khắc nghiệt, tải trọng lớn thì sau mỗi 3.000 km thay dầu là phù hợp. Nhưng với điều kiện bình thường, giá trị đó có thể tăng lên thành 10.000 km. Câu hỏi thường gặp nhất của những người mới sử dụng xe hơi là bao nhiêu lâu thì phải thay dầu động cơ. Câu trả lời cho những thắc mắc đó rất khác nhau. Nguyên nhân bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dầu. Vì vậy, không có câu trả lời chắc chắn đúng cho tất cả các trường hợp.

Khi nào nên thay dầu động cơ


Có người cho rằng sau khoảng 3.000 km, số khác là 5.000 km hoặc 10.000 km. Tất cả những đáp án đó đều đúng, nếu xét ở một mặt nào đó. Lịch thay dầu thường phụ thuộc vào quãng đường thường xuyên đi dài hay ngắn, nhiệt độ ngoài trời cao hay thấp và tải trọng có lớn hay không. Ngoài ra, đi một đoạn đường dài thường không làm hỏng dầu nhanh bằng duy trì xe ở tốc độ cao.

Một số tài xế lái xe chở hàng quen thay dầu sau khoảng 3.000 km. Các sổ tay hướng dẫn thì khuyên ở mức 10.000 km hoặc hơn. Để nhắc nhở, một số hãng tích hợp phần mềm hiển thị thời gian thay dầu. Mỗi khi đến hạn, đèn báo lại sáng.


Chương trình báo thời điểm thay dầu được tính toán dựa trên hoạt động của động cơ, hệ truyền động. Các kỹ sư cho dầu mới một giá trị và giảm dần mỗi khi động cơ hoạt động. Đến khi giá trị này bằng không, hệ thống cảnh báo sẽ hoạt động. Một vài hãng còn tình toán tới cả thời gian "máy nguội". Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp sẽ tăng khả năng tích hơi ẩm, axit và nhiên liệu không cháy trong dầu. Điều đó làm giảm đáng kể tuổi thọ.


Nguyên nhân khiến dầu mất phẩm chất


Dầu động cơ là một hỗn hợp rất phức tạp, bao gồm các chất hydrocarbon (lấy từ dầu mỏ hoặc tổng hợp) và phụ gia. Phân tử dầu thường có xu hướng phân hủy dưới nhiệt độ cao, áp suất lớn. Tuy nhiên, việc dầu mất phẩm chất lại phụ thuộc vào một thành phần chiếm tỷ lệ rất ít, từ 0,01 đến 5%. Đó là chất phụ gia.


Phụ gia là các thành phần hữu cơ được thêm vào nhằm tăng độ nhớt, chống ăn mòn, chống đóng cặn để giúp động cơ bền hơn. Đây là những chất rất dễ phân hủy, đặc biệt ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt như dưới piston.


Việc nước ngưng đọng trong dầu cũng khiến phụ gia phân hủy, tạo axit ăn mòn các chi tiết kim loại. Vì vậy, nếu dầu bị đen và đặc là dấu hiệu cho thấy phụ gia đã bị phá hủy. Đó là lúc cần phải thay dầu và bộ lọc.


Các chất bẩn cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới thời hạn thay dầu. Gần như không có cảm biến nào đo được độ bẩn của dầu động cơ. Ngày nay bộ lọc và các chi tiết rất kín khít nhưng nếu vận hành ở những nơi nhiều bụi, bạn cần thường xuyên xem dầu có bẩn hay không.


Thông thường, dầu tổng hợp bền hơn do các thành phần không dễ bị phá hủy. Chẳng hạn một chiếc xe đổ dầu tổng hợp đi dưới điều kiện thời tiết ấm, tải trọng nặng có thể thay sau 16.000 km. Cùng điều kiện đó, dầu thường cần phải thay sau 10.000 km.
 

Tác dụng và tính chất dầu nhờn

Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại. Tính chất đặc trưng

Tác dụng và tính chất của dầu nhờn


Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao.

Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn



Dầu nhớt tổng hợp. Synthetic


Dầu nhờn sản xuất từ dầu mỏ vẫn chiếm ưu thế do nó có những ưu điểm như: công nghệ sản xuất dầu đơn giản, giá thành rẻ. Nhưng ngày nay, để đáp ứng yêu cầu cao của dầu nhờn bôi trơn, người ta bắt đầu quan tâm đến dầu tổng hợp nhiều hơn. Dầu tổng hợp là dầu được tạo ra bằng các phản ứng hóa học từ những hợp chất ban đầu, do đó nó có những tính chất được định ra trước. Nó có thể có những tính chất tốt nhất của dầu khoáng, bên cạnh nó còn có các tính chất khác đặc trưng như là: không cháy, không hòa tan lẫn trong nước. Ưu điểm của dầu tổng hợp là có khoảng nhiệt độ hoạt động rộng từ -55°C đến 320°C, có độ bền nhiệt lớn, có nhiệt độ đông đặc thấp, chỉ số độ nhớt cao… Chính những ưu điểm này mà dầu tổng hợp ngày càng được sử dụng nhiều, nhất là trong các động cơ phản lực.



Dầu nhớt Synthetic = Tốt nhưng đắt  .


Nhớt Synthetic (nhớt tổng hợp) là loại nhớt rất hữu hiệu trong việc kéo dài tuổi thọ máy . Nhớt này ĐẮT hơn , nhưng dĩ nhiên cũng tốt hơn rất nhiều so với các lọai nhớt phổ thông vốn là nhớt khóang vật (mineral oil). Vận hành với nhớt Synthetic các linh kiện trong máy sẽ được bảo vệ hiệu quả hơn và chúng ta cũng không phải thay nhớt thường xuyên.

10 viên gạch xây nên bức tường chiến lược

Thông thường, những người chịu trách nhiệm soạn thảo chiến lược cho công ty luôn cho rằng công tác hoạch định chiến lược là một quá trình phức tạp. Thật ra, đó là do họ đã không nắm bắt được sự đơn giản và rõ ràng của các khái niệm về chiến lược, cũng như không biết chính xác đâu là những nhân tố chính để đạt được thành công.

1. Đừng cố giành vị trí thứ nhất mà hãy tỏ ra độc đáo

Sai lầm chính và cũng là sai lầm tệ hại nhất thường gặp trong việc hoạch định chiến lược là đương đầu trực diện với đối thủ cạnh tranh.  Mục tiêu của bạn không phải là trở thành công ty đứng đầu, mà hãy cố gắng để giành vị trí thứ 2. Hãy tìm ra những giá trị độc đáo, hiếm có và tìm những cách tiếp thị gây ấn tượng.

2. Mục tiêu hàng đầu của bạn phải là hoàn vốn nhanh

Mục tiêu chính yếu của công ty là tỷ suất lợi nhuận của tổng số vốn đầu tư (ROIC); sức tăng trưởng của công ty chỉ là mục tiêu thứ hai, và chỉ cần tập trung toàn lực đạt được mục tiêu này sau khi đã đạt được mục tiêu chính yếu.

Tập trung vào các mục tiêu như tăng thị phần, tăng mức lợi nhuận, nâng lượng hàng bán ra… sẽ tạo ra những mạo hiểm nghiêm trọng từ bên trong đối với chiến lược của công ty.

3. Nền công nghiệp- cơ sở của phân tích chiến lược

Hiệu quả kinh tế của một công ty bao gồm 2 thành phần: cơ cấu nền công nghiệp (đặt ra những quy định chung cho cuộc cạnh tranh) và vị trí của công ty trong lĩnh vực của mình (nguồn gốc của những ưu thế cạnh tranh).
Chiến lược thâu tóm cả 2 thành tố đó. So sánh các chỉ số ROIC của các công ty thuộc những lĩnh vực khác nhau là việc làm vô nghĩa.
ROIC của công ty dược phẩm Pharmacia & Upjohn trong thời kỳ 1985- 2002 trung bình đạt 19,55%; trong khi ở hãng hàng không Southwest Airlines chỉ số này là 12,75% trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào toàn cảnh nền công nghiệp, ta thấy chỉ số ROIC trung bình trong công nghiệp dược là 28,14%; còn công nghiệp hàng không lại thường có chỉ số ROIC thấp- 5,05%. Vì vậy, chỉ có thể đánh giá mức độ thành công của một công ty dựa trên vị trí của công ty đó trên thị trường và các chỉ số trong lĩnh vực công ty đó hoạt động.

4. Đừng sợ, nếu buộc phải thỏa hiệp

Một phần đáng kể của việc hoạch định chiến lược là việc phải lựa chọn khi 2 quan điểm chiến lược có nhiều điểm bất đồng, có nghĩa là cần xác định những gì công ty không nên làm.
Công ty Neutrogena Soap đã thành công vang dội vào năm 1990 khi chọn cách “đoạn tuyệt” với xà phòng rửa tay thông thường và chuyển sang sản xuất xà phòng mềm dành cho da nhạy cảm. Thương hiệu này, với phần quảng cáo khiêm tốn rằng đây là loại xà phòng được các bác sỹ da liễu khuyên dùng, lập tức giành được cảm tình của đa số người tiêu dùng, mặc dù đây là loại sản phẩm chỉ dành cho đối tượng khách hàng hẹp. Tuy nhiên sau đó, khi kế hoạch chiến lược của công ty chuyển hướng sang việc phát triển hình ảnh công ty và thực hiện quảng cáo rộng khắp trên truyền hình với sự tham gia của các ngôi sao thời thượng, khách hàng, vốn rất tin lời nói của bác sỹ, lập tức nghi ngờ tính trung thực của mặt hàng này. Kết quả không thể là gì khác hơn việc mặt hàng này mất dần thị phần.

5. Chiến lược cần phải thành công ở từng mắt xích

Ưu thế cạnh tranh của công ty không thể chỉ tập trung vào một hay một vài mắt xích mà phải đạt được sự hoàn hảo trong cả tổ hợp các hoạt động của công ty.
Sự kiện công ty Zara giành được thị trường trong thời gian ngắn kỷ lục đã trở thành tấm gương sáng cho việc xây dựng chiến lược thành công đến từng phân tử. Cách làm của Zara là thay đổi liên tục những bộ sưu tập thời trang trong suốt cả năm (đến 15 lần), trong khi các nhà sản xuất quần áo khác chỉ có thể giới thiệu những mẫu mới tối đa 1 lần cho mỗi mùa. Bên cạnh đó, áo quần của Zara luôn mang khuynh hướng “siêu thời trang” với giá cả phải chăng , sản xuất tại châu Âu, cửa hàng được bố trí tại những địa điểm đông người qua lại, chỉ quảng cáo trên radio hay… khi khách hàng trở lại lần thứ hai. Chúng ta học được điều gì ở đây? Đó là không thể sao chép bất cứ mắt xích nào trong toàn bộ chiến lược của Zara bởi vì chiến lược này chỉ hoàn hảo khi nó là cả một chuỗi liên kết với nhau.

6. Chiến lược phải là bất biến

Sự bất biến của chiến lược đảm bảo cho tính ổn định của những giá trị cơ bản của công ty. Nhiều khi, chính thái độ quan tâm thái quá đến những đòi hỏi và khiếu nại của khách hàng lại trở thành mối đe dọa bên ngoài đối với tiến trình thực hiện chiến lược đã vạch ra. Có những trường hợp, việc công ty khuyên khách hàng tìm đến các đối thủ cạnh tranh sẽ tốt hơn, bởi vì chiến lược đã được công ty thông qua đôi khi buộc phải làm một số khách hàng không hài lòng để đa số những khách hàng khác có thể hài lòng ở mức độ cao hơn.

7. Chọn cho mình một hướng đi

Chọn hướng đi, hay nói cách khác là chọn lấy một phần thị trường, là khâu quan trọng nhất trong việc hoạch định chiến lược. Bạn có thể chọn bất kỳ khu vực khách hàng, sản phẩm hay cách thu mua hàng hóa hay dịch vụ nào, ngay cả trong trường hợp khu vực đó nhìn bên ngoài không có gì hấp dẫn.
Điều cần nhớ là phải biết xác định ranh giới của khu vực đã chọn, và làm sao để tất cả các mắt xích của chiến lược phải phù hợp với khu vực đó.

8. Giám đốc điều hành không phải là “người đặt hàng” chiến lược, cũng không phải là động cơ của chiến lược

Vai trò của giám đốc điều hành trong việc soạn thảo và thực hiện chiến lược có thể được tóm tắt trong một số chức năng dưới đây:

- Đặt câu hỏi làm sao để câu trả lời có thể tìm thấy trong kế hoạch chiến lược;
- Lựa chọn những người tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược;
- Trực tiếp tham gia vào giai đoạn sơ khởi của quá trình hình thành chiến lược cho mỗi bộ phận của công ty;
- Thông qua ban giám đốc về những kế hoạch chiến lược chủ yếu của công ty;
- Mời một số nhà tư vấn bên ngoài.

Chiến lược của công ty đụng chạm đến quyền lợi của mọi người, bởi vậy nó cần phải thu hút được sự quan tâm của tất cả mọi tổ chức thành viên, chứ không chỉ riêng giám đốc điều hành. Nếu nhân viên công ty (ở bất cứ cấp bậc nào) kiên quyết không chấp nhận chiến lược đã thông qua, nghĩa là người này không thể tiếp tục làm việc trong công ty.

9. Chiến lược không phải là…

- Mục tiêu;
- Sự tưởng tượng;
- Cơ cấu lại tổ chức công ty;
- Sự hợp nhất;
- Liên doanh;
- Công nghệ;
- Đổi mới;
- Nhân viên ngoài hợp đồng;
- Huấn luyện.

10. Chiến lược- đó là…

- Đề nghị độc đáo và có giá trị;
- Tổ hợp các hoạt động để tạo ra lợi nhuận khác với đối thủ cạnh tranh;
- Những thỏa hiệp rõ ràng kèm theo sự xác nhận những điều công ty không thực hiện;
- Những hoạt động gắn kết với nhau và giúp nhau nâng cao tính hiệu quả của hoạt động;
- Tính bất biến trong lập trường.
Vài nét về Michael Porter: ông là giáo sư giảng dạy tại Trường Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chiến lược cạnh tranh và là một trong những giáo sư trẻ nhất trong lịch sử của trường đại học danh tiếng này. Với tư cách là nhà tư vấn về chiến lược cạnh tranh, ông đã thuyết trình về vấn đề này tại nhiều công ty hàng đầu của Mỹ và thế giới như AT&T, DuPont, Procter & Gamble, Royal Dutch/Shell, tư vấn công tác điều hành cho ban giám đốc Alpha-Beta Technologies, Parametric Technology Corp., R&B Falcon Corp , ThermoQuest Corp. Michael Porter đồng thời cũng là tác giả 16 cuốn sách và hơn 100 bài báo về các đề tài khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh.      
 

Tại sao bạn cần một website mang tính toàn cầu?

Một trang web toàn cầu là một trong những nền tảng to lớn nhất để thành công trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Những ai nhận ra hết những ảnh hưởng của nó và học cách tận dụng nó sẽ thu được những thành công hoặc ngược lại sẽ phải bỏ mạng trên thương trường.
Thủ tướng Ý, Willy Brandt, từng nói: “Nếu tôi là người bán, tôi sẽ nói bằng ngôn ngữ của bạn”. “Nếu tôi là người mua,  dann müssen Sie in meiner Sprache sprechen (tạm dịch: bạn phải nói bằng ngôn ngữ của tôi".

Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người sử dụng Internet thường truy cập vào những trang web có phiên bản sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Hãy thử tưởng tượng: bạn có đặt mua một máy tính Dell trên một trang web của Trung Quốc hay không? Nội dung của website được thể hiện bằng ngôn ngữ của địa phương mà nó hoạt động để có thể truyền tải sự trải nghiệm phức tạp tới người truy cập. Điều này không chỉ có tác dụng tích cực trong viện bán hàng mà nó còn đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp bằng nhiều cách. Có 5 nguyên tắc để tăng doanh thu và giảm chi phí khi sử dụng trang web có phiên bản sử dụng ngôn ngữ theo từng địa phương:

1. Website toàn cầu là lực lượng bán hàng hiệu quả nhất.

Điểm khác biệt chính giữa thương mại và thương mại điện tử là ở chỗ: thương mại bán hàng qua con người và thương mại điện tử bán hàng qua nội dung. Điều này được Gerry McGovern giải thích rõ trong cuốn Content Critical. Một trang web giàu thông tin, luôn được cập nhật sẽ giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của bạn tới nhóm khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới, bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ và đặc biệt là nó hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.

2. Website toàn cầu giúp bạn tiết kiệm chi phí hoạt động.

Trong tất cả các cuốn sách về toàn cầu hoá, các trang web đều lấy nguyên tắc này làm nguyên tắc vàng. Bạn nên chuẩn bị để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường mà bạn xắp sửa xâm nhập. Do sự khác biệt của thị trường đặc biệt là về ngôn ngữ, bạn phải thuê nhân viên sử dụng được tiếng bản xứ là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi bạn sử dụng trang web sử dụng ngôn ngữ địa phương.

3 Một trang web toàn cầu với nhiều thông tin địa phương sẽ tăng sự hiện diện của thương hiệu ở địa phương mà nó hoạt động.

Đa số các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Yahoo đều dò tìm thông tin trên các trang web có sử dụng ngôn ngữ địa phương. Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn đang thực hiện các hoạt động kinh doanh trên nước Đức. Không một nội dung nào trên trang web của doanh ghiệp được đăng tải bằng tiếng Đức. Cơ hội để bạn xuất hiện trên công cụ tìm kiếm Google.de là con số không. Những thông tin được dịch lại hay thông tin mới đều được trình bày bằng ngôn địa phương sao cho phù hợp với từ khoá (admission ticket) mà doanh nghiệp mua từ các công cụ tìm kiếm. Điều đó làm tăng cơ hội xuất hiện của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp mà phương thức hoạt động phần lớn dựa vào internet hay nhnững doanh nghiệp có nhu cầu gia tăng độ nhận biết của thương hiệu tại thị trường địa phương, thì từ khoá có ý nghĩa rất lớn.

4. Web toàn cầu có thể cung cầp các khoá huấn luyện toàn cầu với các lợi ích mà  phương pháp học thông thường không thể có được.

Hoc tập là một nhu cầu thiết và không hề xa xỉ trong mội trường cạnh tranh hiện nay. Ngày càng nhiều doanh nghiệp tổ chức các khóa huấn luyện toàn cầu. tuy nhiên các phòng học thông thường ngày càng ít được sử dụng. Họ thực hiện các khoá huấn luyện tại chổ và nội dung của chương trình học thì luôn có sẵn trên trang web và bằng ngôn ngữ địa phương. Học viên thì có thể dễ dàng hiểu và sẵn sàng lĩnh hội.

5. Trang web toàn cầu giúp xây dựng văn hoá tập đoàn. Nội dung của trang web nói lên tính đa dạng của tổ chức, ý thức hệ và môi trường làm việc.

Một trang web toàn cầu là một trong những nền tảng to lớn nhất đề thành công trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Những ai nhận ra hết những ảnh hưởng của nó và học cách tận dụng nó sẽ thu được những thành công hoặc ngược lại sẽ phải bỏ bỏ mạng trên thương trường.

Theo marketingnews

Âm nhạc cho quảng cáo - Xu thế mới

Với một quảng cáo trên truyền hình thì ngoài yếu tố hình ảnh, âm thanh cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chắc hẳn ít người có thể quên được quảng cáo Heineken với bài hát “Quando Quando” nổi đình nổi đám khoảng 3, 4 năm trước.
hực sự là những giai điệu quảng cáo như thế đã trở thành linh hồn cho cả quảng cáo, gây ấn tượng sâu sắc cho người xem.
Âm nhạc cho quảng cáo – Hiệu ứng mạnh mẽ

Để có được một giai điệu trong quảng cáo nhiều người lựa chọn giải pháp sáng tác một đoạn nhạc phù hợp với nội dung muốn truyền tải vì không phải dễ dàng để tìm kiếm một ca khúc có sẵn phù hợp, chưa kể tới vấn đề thương lượng bản quyền. Có thể kể đến “Tóc hát” của Dove; “Cười lên Việt Nam ơi” của P/S; “Tôi yêu Việt Nam” của Honda… Hoặc mới đây là quảng cáo Vinamilk “Sữa tươi nguyên chất 100%” vừa khéo léo nhấn mạnh vào chữ 100% (liên quan đến một vụ rắc rối trước đấy của một loạt công ty sản xuất sữa tươi tại Việt Nam) lại vừa có hình ảnh và giai điệu vui nhộn rất được các em bé và nhiều bậc phụ huynh ưa thích.
 
Hay nhãn hàng Kotex Style có tới ba bài: “Tôi muốn” (vô tư cùng bạn bè đi khắp nơi …) và đặc biệt là “Vươn tới ngôi sao” và “Con Đường Thành Công” của “Xì tin band” (một ban nhạc ảo) đã khuấy đảo giới trẻ một thời gian dài (và đáng ngạc nhiên là cả nam lẫn nữ đều rất thích thú với những ca khúc này của Kotex). Có thể nói lúc đầu nhiều người thấy hơi phản cảm nhưng cũng chính nhờ Kotex mà dần dần cái nhìn của mọi người về quảng cáo loại sản phẩm nhạy cảm này được thoáng hơn rất nhiều. Quảng cáo không đụng chạm trực tiếp mà đã rất khéo léo xây dựng một hình ảnh trẻ trung rất … “xì tin”.

Tuy vậy, trong một thời gian ngắn không phải lúc nào cũng có thể sáng tác ngay được một ca khúc đạt yêu cầu, giải pháp dùng ca khúc sẵn có, đôi lúc có thể mix lại, để đưa vào quảng cáo của mình vẫn là lựa chọn được ưa chuộng nhất. Quảng cáo Enchanter một thời đã hết sức được hâm mộ với bài “Romance” và cũng có thể nói cũng nhờ quảng cáo này mà bài Romance, vốn chủ yếu chỉ được biết đến bởi những người tập guitar và mê nhạc cổ điển, mới trở nên thực sự phổ biến ở Việt Nam. Còn quảng cáo của Diana với “Pretty Woman” tràn đầy sức sống có thể nói là đã tạo ra một cuộc cách mạng cho hình ảnh của Diana.

Sunsilk 5 năm về trước với ca khúc “You are my sunsilk” đã tạo được ấn tượng khá tốt tại thị trường châu Á. Tại Việt Nam, ca khúc đi cùng với một chiến dịch quảng bá rầm rộ của Sunsilk. Với giai điệu trẻ trung và lại được thể hiện bởi giọng ca của Mỹ Tâm, lúc đó đang cực kỳ được hâm mộ, ca khúc đã đưa làm cho chiến dịch lên một thành công hết sức, giúp mở rộng mạnh mẽ thị phần của Sunsilk tại Việt Nam. Thực ra không nhiều người biết đến hoàn cảnh ra đời hết sức cảm động của bài hát này. Đây là bài hát được sáng tác bởi Stevie Wonder - một nhạc sĩ mù nổi tiếng, với tựa đề là "You are my sunshine". Ông là một nghệ sĩ bị mù từ khi còn rất nhỏ và đã viết bài hát này thể hiện lòng biết ơn với người mẹ của mình, người đã là "ánh sáng" (sunshine) và là nguồn động viên an ủi lớn nhất của ông trong cuộc đời.

Một xu hướng mới

Tại Mỹ trong vòng 4 năm trở lại đây xu hướng tìm kiếm và nghe những bài hát quảng cáo mới lạ của những nghệ sĩ “chưa ai biết” đang trở thành một thứ “mốt”. Giới trẻ tự thấy mình sành điệu hơn khi tìm được những ca khúc mới xuất hiện trong quảng cáo mà bạn bè không có. Itunes ra hẳn một trang web: Adtunes.com dành cho những ca khúc trong quảng cáo phục vụ cho nhu cầu này và người nghe có thể tìm thấy những bài hát mình muốn theo tên công ty, tên sản phẩm….

Về phía những nhà quảng cáo, mua bản quyền âm nhạc từ những ca sĩ đang nổi tiếng, liên tục ra “hit” là một lựa chọn vô cùng đắt đỏ. Họ đã chọn một giải pháp tiết kiệm hơn là tìm kiếm những ca khúc của những nghệ sĩ tự do chưa được biết đến, trả một mức giá quá bèo bọt đối với một công ty quảng cáo nhưng với những nghệ sĩ trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường âm nhạc ngày nay thì quả là một gia tài.
 
Sự thống trị của nhiều ca sĩ với thể loại nhạc thời thượng, được những bộ máy showbiz khổng lồ hậu thuẫn sẵn sàng chi trả hàng núi tiền cho việc phát ca khúc trên đài phát thanh hay tổ chức những chiến dịch rầm rộ đã làm cho những ca sĩ tự do khó có thể cạnh tranh được. Với nhiều nghệ sĩ, cho phép người khác đưa ca khúc của mình vào quảng cáo sẽ giúp đưa nó đến được với một lượng khán giả đông đảo dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cố gắng bán chúng dưới tên tuổi của chính mình hoặc quảng cáo qua đài phát thanh.

Nghệ sĩ nhận được lời đề nghị hấp dẫn: vừa được trả tiền lại vừa có cơ hội quảng bá âm nhạc của mình còn công ty quảng cáo kia thì nắm trong tay quyền sử dụng ca khúc để quảng cáo cho bất cứ sản phẩm nào nó muốn. Thực tế là những nhà quảng cáo cũng có chủ ý khi chọn những ca khúc chưa ai biết đến. Những quảng cáo như thế gây được sự tò mò cho người xem, thông thường thì họ phải hỏi, tìm cho ra tên bài hát, tên ban nhạc mới thôi và trong quá trình tìm kiếm, tên công ty tên sản phẩm được nhắc đi nhắc lại còn những người chưa được xem quảng cáo đó khi nghe thấy thế cũng phải tìm bằng được quảng cáo về xem.

Trên thế giới, hai ca sĩ – nhạc sĩ nổi bật nhất được biết đến như những người có những ca khúc thành công nhờ đưa vào quảng cáo truyền hình là Sting và Moby. Sting rất nổi tiếng với bài “Desert Rose” trong quảng cáo cho Jaguar và chính anh cũng góp mặt trong quảng cáo này. Sting thú thật rằng anh không hài lòng lắm với album đó và đã nảy ra ý định đưa một ca khúc vào quảng cáo của Jaguar, mong rằng có thể bán thêm CD. Và anh đã thành công hơn mong đợi rất nhiều. Đó là trên thế giới còn với người tiêu dùng Việt Nam thì có lẽ các ca khúc của Moby quen thuộc hơn so với Sting. Không phô trương nội thất, không nhiều cận cảnh, nhưng có thể nói bài “Dream about me” của Moby đã như thổi hồn vào hình ảnh, đưa chiếc xe Civic lướt đi êm ái, đúng thật sự là “Chiếc xe trong mơ”. Còn phải kể đến “In my heart” cũng của Moby làm người xem thực sự rung động với kiểu dáng trượt sành điệu của chiếc Nokia 5300.

Trong khi nhiều ca sỹ phải trả tiền cho đài phát thanh để phát ca khúc của mình nhằm thúc đẩy doanh số CD thì Moby và Sting lại được trả tiền để đưa bài hát của mình vào các quảng cáo truyền hình. Thực tế cho thấy cả hai đều đã lựa chọn đúng, doanh số CD của cả hai đều tăng vọt khi quảng cáo ra mắt. Moby giải thích rằng anh vô cùng yêu quý những ca khúc của mình, mong muốn của anh là làm sao có thật nhiều người được nghe chúng. Đây là một biện pháp hữu hiệu dành cho những người chưa từng nghe thể loại nhạc của Moby (vốn đã có một lượng thính giả rất hẹp), nếu để họ tự mua thì chắc chắn họ chẳng mảy may có ý định mua nhạc thể loại đó và góp phẩn mở rộng đáng kể thị hiếu nghe nhạc của họ.
 
Một nhược điểm là những ca khúc đã thành công theo cách này của Moby sẽ mãi mãi được nhớ đến như những “bài Nokia 5300”, “bài Civic” tại Việt Nam hay “bài Nissan”, “bài Amex” tại Mỹ chứ ít người nhớ đến tên thật của bài hát nhưng với anh điều này không phải là vấn đề lớn. Và anh đã thực hiện điều đó bằng cách bán hết bài này đến bài khác trong album mới nhất của mình, “Play”, cho những nhà làm quảng cáo. “Với một người tuyệt đối trung thành với trường phái hippie như Moby, thật là vô lý nếu chúng ta cho rằng anh ấy làm như thế là vì tiền”, một nhà phân tích bình luận. Moby đã được toại nguyện, doanh số album của anh tăng vòn vọt hàng tuần sau khi liên tiếp những quảng cáo sử dụng bài hát của anh được trình chiếu. Thế mà suốt gần một năm trước khi được đưa vào quảng cáo chúng vẫn còn nằm mốc meo trong kho.

Ở Việt Nam, những bài hát thành công nhờ được đưa vào quảng cáo còn rất ít. Xu thế thịnh hành vẫn là tận dụng thương hiệu và uy tín của những ca sĩ nổi tiếng. Các hãng đặc biệt ưa thích những ca sĩ có lượng fan đông đảo và họ tận dụng hình ảnh những ca sĩ này trong các chiến dịch quảng cáo nhiều hơn là tận dụng bài hát. Các fan Việt Nam quả không phụ lòng thần tượng (hay không phụ lòng công ty quảng cáo???), ra sức mua Pond’s để “ăn tối cùng Quang Dũng”, thi nhau uống Yomost để được du lịch cùng Đan Trường ở Malaysia,…. Và thậm chí còn xảy ra những cuộc chiến giữa các fanclub vì chuyện tranh giành quảng cáo của thần tượng. Trong những chiến dịch quảng cáo như thế này, bài hát quảng cáo nếu có, chỉ mang tính chất “thêm hương thêm hoa”.
 
Chiến dịch quảng cáo thành công là dựa vào danh tiếng và lượng fan đông đảo của ca sỹ chứ không phải là giá trị cuốn hút thực sự của hình ảnh và âm thanh trong đoạn quảng cáo đó. Khi gương mặt quảng cáo cũ không còn tạo sức “nóng” với người tiêu dùng thì lẽ dĩ nhiên một gương mặt khác sẽ được đưa vào thay thế. Và như vậy rất dễ mất đi một lượng người tiêu dùng là fan trung thành của thần tượng cũ kia. Nếu những nhà làm quảng cáo ở Việt Nam nhìn theo một hướng khác, tập trung hơn vào giá trị nội tại của quảng cáo, chọn một bài hát thật phù hợp với giá trị chủ đạo mình mong muốn truyền đat, không nhất thiết phải của một nghệ sĩ danh tiếng thì biết đâu vừa có thể tiết kiệm hàng tỷ đồng tài trợ cho những liveshow, những sự kiện tốn kém mà lại vừa có hiệu quả lâu dài hơn?
09/02/2009
Theo vietnambranding.com

Hình ảnh nhãn hiệu - tài sản vô hình

Trong nhiều giá trị cảm tính, một số yếu tố được cảm nhận một cách khái quát và trừu tượng hơn, được "triết lý hóa". Khi đó ta có thể nói rằng giá trị hình ảnh nhãn hiệu đã nâng tầm giá trị vǎn hóa của nhãn hiệu.
Trong thời đại truyền thông và phát triền công nghệ ngày nay, giá trị vǎn hóa của nhãn hiệu hình thành nhanh hơn trước đây rất nhiều.

Những yếu tố ban đầu tạo nên hình ảnh nhãn hiệu xuất phát từ các lợi ích cảm tính mà người tiêu dùng có thể cảm nhận được thông qua truyền thông, mua sắm và thụ hưởng một sản phẩm hay dịch vụ.
Một sản phẩm bột giặt chẳng hạn có thể mang lại lợi ích là làm áo quần trắng sạch, khiến người ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là lợi ích cảm tính chứ chưa phải là giá trị nhãn hiệu. Sau khi sử dụng nhiều lần và cảm nhận những giá trị nói trên một cách lâu dài và vô thức, người tiêu dùng thật sự cảm thấy gắn bó và thấy sản phẩm hay dịch vụ đó là không thể thay thế. Đó là lúc giá trị nhãn hiệu được khẳng định đối với bản thân họ. Càng có nhiều người cảm nhận như nhau thì giá trị hình ảnh nhãn hiệu càng cao.
  
Trong nhiều giá trị cảm tính, một số yếu tố được cảm nhận một cách khái quát và trừu tượng hơn, được "triết lý hóa". Khi đó ta có thể nói rằng giá trị hình ảnh nhãn hiệu đã nâng tầm giá trị vǎn hóa của nhãn hiệu. Trong thời đại truyền thông và phát triền công nghệ ngày nay, giá trị vǎn hóa của nhãn hiệu hình thành nhanh hơn trước đây rất nhiều.
Rắc rối hành vi tiêu dùng
Muốn xây dựng được hình ảnh nhãn hiệu có giá trị lâu bền và mang giá trị vǎn hóa thì phải hiểu được tâm lý tiêu dùng. Con người là một thực thể phức tạp.
  
Người ta khó có thể phân định các trạng thái tâm lý mâu thuẫn với nhau của chính mình, giữa khả nǎng của bản thân và tham vọng, giữa cái tôi và tính khiêm tốn, giữa cá nhân và tập thể, sức khỏe và bệnh tật, nhu cầu và khả nǎng mua... Nhận thức và tư duy con người càng cao thì giá trị mà họ cảm nhận được càng tinh tế.
  
Tất cả các yếu tố nói trên đều có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Diễn biến hành vi tiêu dùng thực sự là một đề tài khá phức tạp hiện đang tiếp tục được các chuyên gia quốc tế nghiên cứu.
  
Càng đi sâu, tìm hiểu và phân tích yếu tố tâm lý cộng đồng hay nhóm công chúng về hành vi tiêu dùng, chúng ta càng tìm ra nhiều cơ hội định vị nhãn hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh cho nhãn hiệu so với đối thủ cùng nhóm. Những thông điệp hay và hấp dẫn luôn xuất phát từ một quá trình nghiên cứu công phu về hành vi và tâm lý nhóm mục tiêu.
  
Điển hình của quá trình này là việc xây dựng nhãn hiệu Bino do các chuyên gia Việt Nam thực hiện. Có không ít các nhà doanh nghiệp tự mình suy luận hay phán đoán suy nghĩ của công chúng và tự mình ra quyết định mang tính chủ quan về quan điểm, tình cảm của người tiêu dùng. Đây là một việc làm mang tính rủi ro rất cao vì nó chủ quan và khập khiễng, đơn giản vì áp đặt cái mình muốn vào cái người ta cần.
  
Trong khi đó ngày càng có nhiều công ty mạnh dạn chi tiền thuê công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp để thực hiện các chương trình nghiên cứu, ví dụ như khảo sát sử dụng và hành vi (usage and attitude), khảo sát môi trường bán (retail census), khảo sát hình ảnh nhãn hiệu (brand image monitoring) và nhiều phương pháp khác trước khi đưa ra kết luận.
  
Mục đích của tất cả các công cụ nói trên là từ trong mọi ngóc ngách tâm lý những điệu nhạy cảm có thể tác động tạo ra hành vi. Những ngóc ngách này chưa được khi thực hiện bởi các đối thủ cạnh tranh. Đây chính là tiên đề của phương pháp phân khúc - định vị theo tâm lý học.
Sáng tạo hình ảnh nhãn hiệu
Quá trình sáng tạo hình ảnh nhãn hiệu là công việc của các công ty quảng cáo chuyên nghiệp. Có hai cách thực hiện, một là thuê giám đốc sáng tạo, hai là tổ chức nhóm sáng tạo.
  
 Vừa qua, Công ty XAO đã tổ chức nhóm sáng tạo bằng cách mời Ban giám đốc ICC cùng tham gia những chuyến sinh hoạt dã ngoại cách ly với môi trường cǎng thẳng hàng ngày. Kết quả là sự ra đời các nhãn hiệu Bay, Veo cùng chiến lược tung sản phẩm thông qua hình ảnh Công ty ICC được công chúng đón nhận. Các tập đoàn quảng cáo đa quốc gia có lợi thế hơn trong việc thuê các giám đốc sáng tạo giỏi với mức lương hàng chục ngàn USD mỗi tháng. Các giám đốc sáng tạo này có thể làm việc cùng lúc cho các công ty ở các nước khác nhau (cùng tập đoàn), và chỉ tham gia khi nào có những công việc phát sinh ở mỗi nước. Tuy nhiên, rủi ro là trạng thái tâm lý, sức khỏe và não trạng của mỗi giám đốc sáng tạo không phải lúc nào cũng phấn khích và phù hợp với yêu cầu.
  
Hy vọng ngày càng có nhiều công ty Việt Nam thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng hình ảnh nhãn hiệu và xây dựng nó bằng một quy trình mang tính chuyên nghiệp; ngày càng có nhiều giám đốc sáng tạo am hiểu nhu cầu khách hàng và có thể xây dựng những hình ảnh nhãn hiệu Việt Nam thành công.

Tạo ấn tượng khi thiết kế thương hiệu

Tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu phải được kết hợp sinh động và hài hòa với nhau. Nó phải truyền tải cùng một thông điệp, thể hiện cùng một phong cách, và cùng gây một ấn tượng đối với khách hàng.
Làm sao khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu của bạn ở bất cứ đâu, trên đường phố, trong các cửa hiệu, đồ dùng văn phòng hay sách và tạp chí… nó đều tạo cho họ một cảm giác quen thuộc.

Thiết kế thương hiệu chỉ là một trong số các bước ban đầu của quá trình xây dựng thương hiệu và có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là công việc của các họa sĩ mà là kết quả tổng hợp của các ý tưởng và sự sáng tạo.

Để một thương hiệu thành công và nổi tiếng trên thương trường, các doanh nghiệp cần phải triển khai rất nhiều kế hoạch cụ thể trong hiện tại cũng như tương lai.

Việc đầu tư thích đáng cho công tác thiết kế thương hiệu sẽ mang lại sự tự tin, tạo ra được ấn tượng ban đầu tốt đẹp về sản phẩm hay dịch vụ của họ trong tâm trí khách hàng.

Thiết kế thương hiệu chỉ là một trong số các bước ban đầu của quá trình xây dựng thương hiệu và có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là công việc của các họa sĩ mà là kết quả tổng hợp của các ý tưởng và sự sáng tạo.

Có phải bạn cũng giống như các chủ doanh nghiệp khác, bạn coi biểu tượng (logo) của thương hiệu là dấu hiệu quan trọng nhất? Nếu coi tên thương hiệu là trung tâm của thương hiệu, thì logo sẽ làm nổi bật thương hiệu thông qua thị giác, đặc biệt trong điều kiện khi mà người tiêu dùng có rất ít thời gian để đọc các thông tin về hàng hóa.

Do đó, bạn nên tập trung đầu tư nhiều công sức và ý tưởng để có thể tự hào nói rằng mình có một logo đẹp và ấn tượng. Nhưng còn rất nhiều yếu tố khác thì sao? Logo chỉ là một bộ phần. Một logo đẹp, ấn tượng chưa đủ để thương hiệu của bạn thu hút và hấp dẫn khách hàng. Vậy bạn phải làm gì nữa? Câu trả lời nằm trong một từ duy nhất: sự phối hợp.

Tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu phải được kết hợp sinh động và hài hòa với nhau. Nó phải truyền tải cùng một thông điệp, thể hiện cùng một phong cách, và cùng gây một ấn tượng đối với khách hàng.

Làm sao khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu của bạn ở bất cứ đâu, trên đường phố, trong các cửa hiệu, đồ dùng văn phòng hay sách và tạp chí… nó đều tạo cho họ một cảm giác quen thuộc.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nhất thiết tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu đều phải hoàn toàn phù hợp với nhau, nhưng có một số yếu tố quan trọng phải đảm bảo được nguyên tắc này, đó là:

Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định thương hiệu, bởi vì nó có vai trò rất lớn trong việc gợi lại trí nhớ của khách hàng. Màu sắc phải đơn giản, dễ nhận biết cũng như ghi nhớ.

Khá dễ dàng để nhớ nếu như bức tranh hay hình ảnh nào đó chỉ có hai màu sắc, còn nếu nó được pha trộn bởi đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng… thì chắc sẽ rất khó để khách hàng có thể hình dung lại.

Bởi vậy, để thể hiện hình ảnh của công ty bạn, tốt nhất chỉ nên sử dụng hai màu sắc.

Màu sắc thứ nhất, bạn hãy chọn trong số các màu cơ bản mà bạn cho là nó thích hợp nhất với hình ảnh của công ty bạn (tốt nhất có thể tham khảo bảng màu sắc của hệ thống thích hợp Pantone – Pantone Matching System – PMS – hãy hỏi nhà thiết kế màu sắc trong công ty bạn về hệ thống này nếu bạn cần sự giúp đỡ).

Sau khi đã chọn được màu sắc thứ nhất, bạn hãy sử dụng nó như là một màu nổi trội nhất để thể hiện trên tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu. Còn màu sắc thứ hai, bạn phải chọn sao cho nó không lấn át màu sắc chủ đạo thứ nhất. Hãy chú ý, nơi thể hiện màu sắc rõ nét nhất, chính là trong logo của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến ý nghĩa của màu sắc khi lựa chọn màu chủ đạo.

Ví dụ, bạn có thể liên tưởng đến đèn tín hiệu giao thông. Màu xanh lá cây có nghĩa là đi. Màu đỏ có nghĩa là dừng lại. Màu vàng có nghĩa là giảm tốc độ. Bạn cần phải nắm được một số quy tắc về màu sắc để tác động lên cảm xúc của khách hàng.

Các yếu tố tạo nên sự sinh động của thương hiệu:

Các yếu tố tiếp theo mà phải tạo ra được sự nhất quán trong quá trình thiết kế thương hiệu, đó chính là biểu tượng, hình dáng và đường viền trang trí. Ví dụ, một công ty công nghệ cao có thể mô tả biểu tượng bằng các hình ảnh đậm nét, có góc cạnh, trong khi một cửa hàng quần áo có thể sử dụng các hình dáng tròn trịa, mềm mại hơn.

Hãy chọn hình dáng đơn giản, không rườm rà, điều này sẽ khiến cho khách hàng dễ nhớ và dễ nhận biết hơn. Con người nhớ các biểu tượng, hình dáng của thương hiệu một cách tổng thể chứ không phải từng chi tiết riêng biệt. Do đó một thiết kế đơn giản, nhưng độc đáo sẽ hiệu quả nhất.

Tương tự như vậy, hãy chọn một hình ảnh hay một phong cách minh họa riêng biệt khi thiết kế thương hiệu. Và thường để rõ nét và tránh những thiết kế ẩu được ngụy trang bằng màu sắc, bạn nên thiết kế trước bằng hai màu đen và trắng. Sau đó mới chuyển tải các màu sắc vào sau.

Sự ấn tượng của thương hiệu đối với khách hàng đôi khi chỉ là sự sắp xếp các chữ theo một trật tự sáng với một phông chữ thích hợp.

Bạn chỉ nên sử dụng một vài loại font chữ, và trong đó có ít nhất một font chữ có chân và một font chữ không có chân. (font chữ có chân, ví dụ như Time New Roman, thường có chân ở đuôi chữ; còn Helvetica là một ví dụ của kiểu chữ không chân).

Hai kiểu font chữ này nên được kết hợp sử dụng thường xuyên. Kiểu chữ có chân rất dễ nhìn và đẹp khi thể hiện một nội dung tương đối dài, trong khi kiểu chữ không chân nên được sử dụng trong các tiêu đề, chữ số trong các biểu đồ, đoạn text ngắn hoặc những đoạn text không có màu sắc. Bạn nên tránh sử dụng nhiều hơn hai font chữ trong cùng một tài liệu giống nhau.

Những thông điệp hay khẩu hiệu về thương hiệu được bảo hộ bản quyền sẽ giúp bạn truyền tài hình ảnh công ty bạn đến khách hàng. Hãy sử dụng cùng một thông điệp và ngữ điệu trên tất cả các phương thức tiếp thị và quảng cáo khác nhau.

Ví dụ, nếu muốn thương hiệu của bạn thân thuộc và gần gũi, hãy sử dụng ngôn ngữ giao tiếp thông thường. Nếu đó là thương hiệu đắt giá và độc quyền? Hãy sử dụng ngôn ngữ nghi lễ, chính thống.

Nếu muốn nhấn mạnh hơn một từ nào đó mà bạn cho là quan trọng trong thông điệp, bạn có thể làm nổi bật từ đó lên, hoặc để dễ nhớ và đi vào lòng khách hàng. Thông điệp của bạn nên ngắn gọn, xúc tích.

Logo là hình ảnh sinh động, cơ bản nhất trong các yếu tố cấu thành thương hiệu. Bạn nên để thương hiệu xuất hiện trên tất cả các sản phẩm và trong quá trình làm việc của bạn ở bất cứ nơi nào, khi nào có thể. Và logo nên được xuất hiện dưới cùng một kích cỡ và vị trí trên một trang giấy.

Việc mở rộng hay thu nhỏ kích cỡ logo có thể chấp nhận được, nhưng điều tối kỵ đối với logo là thiết kế lại và thay đổi nó. Việc hình ảnh logo được thể hiện kiên định, trước sau như một là rất quan trọng và cần thiết.

Bạn nên nhớ rằng, việc được thừa nhận và công nhận là chìa khóa để kinh doanh tăng trưởng. Hãy tạo ra sự thân thuộc, gần gũi trên mọi phương tiện quảng cáo và tiếp thị đối với khách hàng và người tiêu dùng.

Làm được điều này, bạn sẽ thắng được đối thủ cạnh tranh và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.

Brand Glossary (A-B)

Awareness (Sự nhận biết về thương hiệu): Chỉ ra lượng người hay thị trường mục tiêu có thể nhận biết về sự tồn tại của một công ty hay một thương hiệu đã có mặt trên thị trường. Thông thường người ta thường phân chia làm hai kiểu nhận biết: kiểu thứ nhất là nhận biết tự phát (top of mind), qua đó có thể đo lường phần trăm số người đề cập đến thương hiệu một cách ngẫu nhiên ngay khi được đề nghị liệt kê ra một số thương hiệu trong một loại sản phẩm nào đó. Còn loại thứ hai là kiểu nhận thức có gợi ý - kiểu này đo lường tỉ lệ phần trăm số người có thể nhận diện được một thương hiệu của một loại sản phẩm nào đó khi một danh sách những thương hiệu được đưa ra để cho họ có thể chọn lựa.
Brand (Thương hiệu): Là một hỗn hợp các đặc tính cả hữu hình lẫn vô hình được diễn đạt thông qua các biểu tượng của một nhãn hiệu và nếu được quản lí một cách đúng đắn, nhãn hiệu này có thể tạo ra giá trị và sự ảnh hưởng nhất định cho thương hiệu đó.
Thuật ngữ  “giá trị thương hiệu” có rất nhiều cách diễn tả và giải thích khác nhau: Ví dụ như theo giới tiếp thị và giới tiêu dùng thì giá trị thương hiệu chính là những lời hứa và sự chuyển giao các trải nghiệm về một thương hiệu nào đó; đối với giới doanh nghiệp thì giá trị của một thương hiệu chính là sự đảm bảo các dòng thu nhập trong tương lai của thương hiệu đó; còn theo quan điểm pháp lý thì giá trị chính là một mảng riêng lẻ các tài sản trí tuệ. Các thương hiệu cung cấp cho các khách hàng của mình một phương tiện để lựa chọn và kích thích sự công nhận trong những thị trường tập trung.
Brand Architecture(Kiến trúc thương hiệu): Là cách mà một tổ chức sắp xếp và liệt kê danh sách các thương hiệu của mình trong một danh mục nhiều thương hiệu khác nhau. Trên thực tế có ba loại hệ thống cấu trúc thương hiệu bao gồm:
-      Pure Master Brand (Thuần thương hiệu mẹ): Sử dụng duy nhất một tên thương hiệu mẹ cho tất cả các dịch vụ và sản phẩm của công ty.
-      Thứ hai là kiểu Thương hiệu bảo trợ,  trong đó tất cả các thuơng hiệu phụ đều đuợc liên kết với thuơng hiệu mẹ của doanh nghiệp thông qua các hình tượng quảng cáo, cách đặt tên…
-      Và loại cuối cùng là kiểu Thương hiệu độc lập, trong đó các thuơng hiệu của một doanh nghiệp đơn thuần hoạt động với thương hiệu mẹ và mỗi sản phẩm hay dịch vụ đều đuợc quảng bá các thuơng hiệu của mình bằng các cách thức riêng biệt trong các thị truờng mục tiêu của mình.
Brand Associations (Sự liên tưởng thương hiệu): Là những cảm giác, niềm tin, và các hiểu biết về thương hiệu mà khách hàng hay người tiêu dùng biết tới. Sự liên tưởng thương hiệu này xuất phát từ những trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu đó, phù hợp cũng như thống nhất với việc định vị thương hiệu và phải được thực hiện trên cơ sở dị biệt hóa.
Brand Commitment(Sự cam kết đối với một thương hiệu): Là mức độ cam kết của khách hàng với một thương hiệu nào đó, đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng hay mua sản phẩm của thương hiệu này trong tương lai. Mức độ cam kết chỉ rõ độ an toàn về việc khách hàng của một doanh nghiệp sẽ vẫn tiếp tục đồng hành với nó thay vì đi theo những đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác.
Brand Earnings(Thu nhập từ thương hiệu): Đó chính là những dòng tiền hay bất cứ nguồn thu nhập nào mà người ta tin rằng thương hiệu đem lại cho bất kỳ công ty nào sở hữu nó.
Brand Equity(Tài sản thương hiệu): Được định nghĩa là tất cả những đặc tính hay chất lượng nổi bật nhất của một thương hiệu, có được từ sự tương tác giữa các nhóm có lợi ích với thương hiệu, qua đó tạo ra được sự cam kết từ các cá nhân và tạo ra nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm mang thương hiệu này của doanh nghiệp. Chính những tư duy và cảm giác rất khác biệt này làm cho thương hiệu có giá trị và tạo được sự chú ý với khách hàng.
Brand Equity Protection(Bảo vệ tài sản thương hiệu): Là việc tiến hành các chiến lược để giảm thiểu rủi ro và các trách nhiệm liên đới về phương diện pháp lý do các lý do như hàng giả, sự lệch lạc hay sáo trộn và sự đánh cắp thuơng hiệu hay những yếu tố khác có liên quan đến thưong hiệu, nhằm duy trì các suy nghĩ và cảm giác tích cực từ người tiêu dùng và khách hàng, làm cho thuơng hiệu trở nên có giá trị đối với họ về lâu về dài.
Brand Essence  (Bản chất nội tại của thương hiệu): Là những lời hứa hoặc cam kết mà thuơng hiệu biểu lộ theo những từ ngữ đơn giản nhất với chỉ một mục đích duy nhất. Chẳng hạn như thương hiệu Volvo thường được liên hệ với “sự an toàn”, AA là dịch vụ khẩn cấp… Tuy nhiên những bản chất nội tại mạnh mẽ nhất của một thương hiệu lại phải bắt nguồn từ chính các nhu cầu cơ bản nhất của khách hàng.
Brand Experience (Các kinh nghiệm về thương hiệu): Là cách thức mà một thương hiệu được tạo ra trong tâm trí của các nhóm lợi ích của nó. Một số những kinh nghiệm này được kiểm soát bởi những nhân tố ví dụ như môi trường bán lẻ, quảng cáo, dịch vụ, sản phẩm hay các trang web… Một số các nhân tố khác lại không thể kiểm soát được ví dụ như các lời bình luận từ báo giới và những lời giới thiệu tiến cử từ chính các khách hàng. Những thương hiệu mạnh thường xuất hiện khi hội tụ đầy đủ các trải nghiệm thống nhất, kết hợp những yếu tố trên nhằm tạo ra được một thương hiệu mà khách hàng có được những trải nghiệm rõ ràng và phân biệt được với các thương hiệu khác.
Brand Extension (Mở rộng thương hiệu): Là việc phát triển các giá trị khác của một thương hiệu để có thể đem thương hiệu ra những thị trường hoàn toàn mới.
Brand Harmonisation(Sự hòa hợp thương hiệu): Khái niệm này là để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm trong một phạm vi thương hiệu nhất định phải có được một cái tên, hình ảnh thích hợp và trên hết là phải được định vị đúng trên nhiều thị trường khác nhau tại các khu vực địa lý khác nhau.
Brand Identity (Chân dung thương hiệu): Là sự biểu hiện ra bên ngoài của thương hiệu, bao gồm tên và các hình ảnh về nó. Chan dung thương hiệu là những cách cơ bản nhất mà người tiêu dùng có thể nhận biết và phân biệt được thương hiệu của một doanh nghiệp so với các thương hiệu khác của các đối thủ cạnh tranh.
Brand Image (Hình ảnh thương hiệu): Là tất cả những gì mà khách hàng rút ra được từ một thương hiệu. Đối với người sử dụng thì hình ảnh thương hiệu chủ yếu được xác định dựa vào các kinh nghiệm thực tế mà một sản phẩm hay dịch vụ của một thương hiệu mang lại và cách mà nó đáp ứng được những nhu cầu và mong đợi của khách hàng; còn đối với những người không sử dụng sản phẩm hay dịch vụ thì hình ảnh về một thương hiệu phụ thuộc hoàn toàn vào những ấn tượng, thái độ và niềm tin mà chưa được kiểm chứng với những thông tin đầy đủ và  xác thực.
Brand Licensing (Nhượng quyền thương hiệu): Chủ sở hữa của một thương hiệu cho phép việc sử dụng thương hiệu mà họ đang sở hữu cho một bên khác. Thông thường thì để đổi lại cho quyền được sử dụng thương hiệu thì các công ty đi thuê phải trả cho công ty cho thuê một khoản phí giống như tiền bản quyền thương hiệu.
Brand Management (Quản trị thương hiệu): Thực tế quá trình này liên quan đến việc quản lí các khía cạnh cả hữu hình lẫn vô hình của một thương hiệu. Đối với những thương hiệu của các sản phẩm thì phần hữu hình cũng chính là bản thân các sản phẩm đó như bao bì, giá cả … Còn đối với các thương hiệu cho các dịch vụ thì phần hữu hình được thực hiện cùng lúc với trải nghiệm của chính khách hàng về môi trường bán lẻ, việc giao tiếp trực tiếp với các nhân viên bán hàng và mức độ hài lòng chung của họ. Còn những nhân tố vô hình đều giống nhau, đều là sự liên kết với khách hàng về mặt cảm xúc, yếu tố này có được từ các kinh nghiệm, sự tương tác với tính cách thương hiệu và con người. Chính vì thế mà các giá trị thương hiệu vô hình này phải được quản lí thông qua sự vận dụng chính các đặc tính của thương hiệu, các kỹ năng giao tiếp của nhân viên và cả yếu tố liên quan đến con người.
  
Brand Parity (Sự ngang bằng giữa các thương hiệu) : Một phép đo lường về mức độ giống hay khác nhau giữa những thương hiệu khác nhau trong cùng một loại sản phẩm được xem xét. Mức độ ngang bằng giữa các thương hiệu thay đổi tùy loại sản phẩm. Đối với ngành công nghiệp xăng dầu thì nó rất cao - có đến khoảng hơn 80% số lượng người được hỏi cho biết họ không thấy có nhiều sự khác biệt giữa các thương hiệu trong ngành này. Trái lại thì sự ngang bằng về mặt thương hiệu lại có vẻ rất thấp trong ngành công nghiệp xe hơi khi có đến hơn 75 % lượng người được phỏng vấn cho biết có rất nhiều khác biệt giữa các thương hiệu trong ngành công nghiệp này.
Brand Personality (Tính cách thương hiệu): Gần giống với những nét đặc trưng trong tính cách của con người như tính nghiêm túc, nồng nhiệt,… là một sự liên tưởng đối với một thương hiệu như một con người, nhân cách hóa thương hiệu để đạt được sự dị biệt hóa. Thông thường thì tính cách của một thương hiệu được tiến hành thông qua việc quảng cáo dài hạn với ngân sách cao, đầu tư vào hình ảnh cũng như bao bì phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Và tính cách thương hiệu còn được truyền đạt thông qua các hành vi của một thương hiệu như cả việc đóng gói lẫn việc giao tiếp khách khàng của nhân viên - những người sẽ đại diện cho thương hiệu của một doanh nghiệp trước khách hàng.
 Brand Platform(Nền thương hiệu): Bao gồm những nhân tố chính yếu sau đây:
  • Brand Vision (Tầm nhìn thương hiệu): Những hiểu biết mang tính dẫn dắt khách hàng vào thế giới của thương hiệu.
  • Brand Mission (Sứ mệnh thương hiệu): Là cách mà một thương hiệu sẽ hành động dựa trên tầm đã hoạch định.
  • Brand Values (Giá trị thương hiệu): Những điều mà một thương hiệu phụ thuộc vào để tồn tại. Các giá trị này như một chuẩn mực để đo lường các hành vi cũng như việc thực hiện.
  • Brand Personality (Bản chất thương hiệu- các đặc điểm cả một đặc tính thương hiệu.
  • Brand Tone of Voice (Tiếng nói thương hiệu): Cách thức mà thương hiệu truyền đạt tới người nghe như thế nào.
Brand Positioning (Định vị thương hiệu): Việc xác định một vị trí riêng biệt mà một thương hiệu nhận lấy về mình trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, để đảm bảo rằng các khách hàng có thể phân biệt thương hiệu của nó với các thương hiệu khác. Việc định vị thương hiệu liên quan đến việc vận dụng kỹ càng tất cả mọi nhân tố trong Marketing Mix để đạt được hiệu quả trong việc khác biệt hóa thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Brand Strategy (Chiến lược thương hiệu): Một kế hoạch nhằm phát triển có tính hệ thống một thương hiệu để có thể đáp ứng được các mục tiêu đã thỏa thuận. Các chiến lược thương hiệu này phải xuất phát từ sứ mệnh của thương hiệu và phải được lèo lái bởi nguyên tắc dị biệt hóa và khả năng thu hút khách hàng lâu dài. Chiến lược thương hiệu phải tạo được ảnh hưởng lên các hoạt động của một doanh nghiệp, nhằm đảm bảo được các hành vi và trải nghiệm thống nhất trong khách hàng với một thương hiệu.
Brand Valuation (Định giá thương hiệu): Là quá trình xác định và đo lường các lợi ích kinh tế của giá trị thương hiệu xuất phát từ quyền sở hữu thương hiệu đó.
Branding (Xây dựng thương hiệu): Lựa chọn và pha trộn những đặc tính cả hữu hình lẫn vô hình để làm dị biệt hóa các sản phẩm, dịch vụ; hay sự phối hợp tất cả các hoạt động, mang tính thúc đẩy và hấp dẫn đối với khách hàng.

Theo vietnambranding.com